'Thủ phạm' khiến chất lượng không khí Hà Nội ở mức kém
Chỉ số chất lượng không khí, còn được gọi là chỉ số AQI, là chỉ số được tính toán từ các thông số quan trắc các chất ô nhiễm trong không khí, nhằm cho biết tình trạng chất lượng không khí và mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe con người, được thể hiện qua một thang điểm.
Theo hướng dẫn, AQI được áp dụng cho 2 loại: AQI ngày là giá trị đại diện cho chất lượng không khí trong 1 ngày; AQI giờ là giá trị đại diện cho chất lượng không khí trong 1 giờ.
Giáo sư Hoàng Xuân Cơ- người có nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu về môi trường lý giải: Chỉ số cảnh báo AQI qua hệ thống quan trắc phản ánh chất lượng không khí tại một khu vực cụ thể, vào đúng thời điểm đó, và không mang tính đại diện cho cả thành phố.
Những năm qua, Hà Nội đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí như: xóa bỏ bếp than tổ ong, lò gạch thủ công và giảm thiểu lượng đốt rơm rạ. Thế nhưng, cứ vào thời gian thời tiết giao mùa, cuối tháng 11 đến tháng 2 hằng năm, tình trạng không khí ở Hà Nội lại rơi vào trạng thái cảnh báo.
Theo số liệu phân tích của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, 5 yếu tố chính là nguyên nhân khiến chất lượng không khí kém. Đó là: Giao thông, công nghiệp, nông nghiệp, hoạt động dân sinh và đốt rác. Gần 50% các yếu tố này đến từ nội tại Hà Nội, và trên 50% đến từ các yếu tố khách quan bên ngoài.
Chuyên gia cho rằng dù mùa đông hay mùa hè, nguồn ô nhiễm phát ra không khí cũng tương đương. Tuy nhiên, đặc trưng của mỗi mùa lại khiến lượng khói bụi có những diễn biến khác nhau, từ đó làm tăng hoặc giảm chỉ số ô nhiễm.
Còn theo chuyên gia khí tượng thủy văn, có 2 hiện tượng thời tiết “chung tay góp phần” khiến không khí nội đô trở nên đặc quánh hơn. Đầu tiên là hiện tượng nghịch nhiệt. Thứ hai có thể kể đến là hiện tượng gió mùa đông bắc.

Hiện tượng này sẽ chẳng có gì đáng nói, nếu bạn không nhìn thấy những hình ảnh như thế này. Theo tính toán, quanh Hà Nội có tới 67 khu công nghiệp nằm rải rác tại nhiều tỉnh lân cận phía Bắc… cùng khoảng 100 làng nghề. Điều đáng bàn, trong số này nhiều cụm công nghiệp, làng nghề tự phát.

Nhằm giảm thiểu tình trạng chất lượng không khí kém, Hà Nội đã chủ động nhiều giải pháp đồng bộ như: xóa bỏ 99% số lượng bếp than tổ ong, giảm 80% lượng đốt rơm rạ ở ngoại thành, xóa bỏ hàng trăm lò gạch thủ công. Cùng với đó là một lộ trình cụ thể cho cả trước mắt, và dài hạn.
Tuy nhiên, như đã phân tích 50% yếu tố tác động đến chất lượng nguồn không khí Hà Nội đến từ yếu tố bên ngoài. Do vậy, trong cuộc chiến giữ lại hơi thở màu xanh cho người dân thủ đô, Hà Nội không thể đi một mình!


Thực hiện chương trình cho vay nhà ở xã hội theo Nghị định số 100 của Chính phủ, Ngân hàng chính sách xã hội thành phố đã tích cực triển khai có hiệu quả, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
Bộ Xây dựng vừa phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Sở Xây dựng Hà Nội đã ban hành kế hoạch tổ chức giao thông phục vụ phá dỡ tòa nhà "Hàm cá mập" và đảm bảo trật tự, chống ùn tắc tại khu vực quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục trong thời gian một tháng.
Hà Nội đang xuất hiện tình trạng phương tiện có dấu hiệu chở quá tải trọng, cơi nới thành thùng, chạy với tốc độ cao, làm rơi vãi vật liệu gây nguy hiểm cho người đi đường.
Trong 3 ngày trong Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, Cục Đường bộ VN yêu cầu các Trạm thu phí đường bộ tổ chức phân luồng giao thông hợp lý, chủ động xả trạm để giải tỏa phương tiện khi ùn tắc.
Ban quản lý dự án sân bay Long Thành đang đồng loạt triển khai nhiều gói thầu lớn, tăng tốc thi công, sẵn sàng bay hiệu chuẩn trước 30/4
0