Thỏa thuận khoáng sản với Mỹ gây bất lợi cho Ukraine
Theo nội dung chính, Ukraine sẽ dành 50% lợi nhuận từ các doanh nghiệp nhà nước khai thác khoáng sản chiến lược như lithium, titanium và đất hiếm để đóng góp vào Quỹ Đầu tư Tái thiết - một quỹ do Mỹ và Ukraine đồng quản lý nhằm hiện đại hóa ngành khai khoáng, thu hút đầu tư phương Tây và hỗ trợ phục hồi kinh tế hậu chiến.
Thỏa thuận hứa hẹn giúp Ukraine tận dụng tiềm năng tài nguyên để khôi phục công nghiệp, nâng cao chuỗi giá trị và tiếp cận công nghệ khai thác tiên tiến. Tuy nhiên, nó cũng dấy lên lo ngại về sự phụ thuộc ngày càng sâu vào Mỹ và các tập đoàn phương Tây. Việc Mỹ không đưa ra bất kỳ bảo đảm an ninh nào khiến thỏa thuận mang nặng yếu tố kinh tế, thay vì gắn với cam kết chiến lược dài hạn.
Nhiều chuyên gia cảnh báo rằng, với vai trò đồng quản lý quỹ và nắm giữ công nghệ, phía Mỹ có thể kiểm soát các quyết định quan trọng liên quan đến tài nguyên chủ chốt của Ukraine. Trong khi đó, Ukraine vẫn đang ở thế yếu, với hạ tầng bị tàn phá, công tác khảo sát chưa toàn diện và nguy cơ bị thiệt thòi trong phân phối lợi nhuận. Thỏa thuận vì vậy vừa mở ra cơ hội phát triển, vừa đặt Ukraine trước những thách thức lớn về chủ quyền và lợi ích lâu dài.


Tổng thống Donald Trump ngày 30/4 đã có cuộc gặp với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đầu tư vào Mỹ, trong đó ông kêu gọi kiên nhẫn trước tình trạng kinh tế Mỹ suy giảm và sự giảm sút ủng hộ đối với chính sách thuế của ông.
Hàng nghìn công nhân từ nhiều công đoàn khác nhau đã đổ về Thủ đô Buenos Aires (Argentina) để biểu tình nhân dịp Ngày Quốc tế Lao động (1/5).
Thỏa thuận khoáng sản giữa Mỹ và Ukraine vừa được ký kết sau một thời gian dài đàm phán với nhiều thay đổi, tuy nhiên thỏa thuận này có nhiều điểm bất lợi cho Ukraine.
Tổng thống Donald Trump tuyên bố ngày 30/4 rằng sẽ xây dựng một "bức tường thuế quan" đối với các công ty dược phẩm hoạt động tại Mỹ.
Một vụ cháy rừng lớn đã bùng phát tại khu vực ngoại ô Jerusalem vào ngày 30/4, buộc lực lượng chức năng Israel phải sơ tán nhiều cộng đồng dân cư và đóng cửa một tuyến đường cao tốc trọng yếu.
Người đứng đầu khu vực Kashmir do Pakistan quản lý đã lên tiếng kêu gọi cộng đồng quốc tế làm trung gian hòa giải, trước nguy cơ xung đột giữa Ấn Độ và Pakistan - hai quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân.
0