Thiết thực từ mô hình 'Mái trường an toàn'

Thời gian qua nhiều vụ việc phức tạp liên quan đến thanh, thiếu nhi, trong đó đáng báo động là các vụ bạo lực học đường, xâm hại trẻ em. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến những vụ việc đáng tiếc đó là do nhận thức pháp luật của các em chưa đầy đủ. Trước tình trạng trên, công an quận Hà Đông đã xây dựng kế hoạch tuyên truyền giáo dục, phổ biến pháp luật cho học sinh trên địa bàn nhằm trang bị cho các em những kiến thức cơ bản về nhiều lĩnh vực để các em được học tập, vui chơi, sinh hoạt trong môi trường an toàn, lành mạnh.

Bằng những hình ảnh trực quan sinh động, nội dung ngắn gọn dễ hiểu, các em học sinh lớp 4 Trường Tiểu học Nguyễn Trãi được trang bị những kiến thức cơ bản về phòng cháy và thoát nạn thông qua chương trình "Mái trường an toàn" do Công an quận Hà Đông khởi xướng. Sau phần học lý thuyết các em được tham gia thực hành chữa cháy và kỹ năng thoát nạn.

Em Nguyễn Minh Châu, lớp 4 Trường Tiểu học Nguyễn Trãi, quận Hà Đông, Hà Nội cho biết: "Thông qua buổi học ngày hôm nay con đã biết các vật dễ cháy và biết cách thoát nạn khỏi đám cháy".

Thiết thực từ mô hình ''Mái trường an toàn''

Từ năm 2022 Công an quận Hà Đông là đơn vị xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ báo cáo viên của đơn vị phối hợp với các trường tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Nội dung tuyên truyền gồm: phòng, chống bạo lực học đường, tội phạm ma túy; đảm bảo trật tự an toàn giao thông; phòng, cháy chữa cháy…

Đại úy Nguyễn Danh Ngọc, Đội Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy, Công an quận Hà Đông, Hà Nội cho biết: "Sau khi văn bản được ban hành, công an quận Hà Đông đã phối hợp với phòng giáo dục quận triển khai các giáo án cho từng cấp học".

Ông Lê Trung Tuấn, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Trại, quận Hà Đông, Hà Nội cho biết: "Tôi thấy rằng đây là một chương trình rất bổ ích cho học sinh, khi dạy lý thuyết và kết hợp thực hành thì các cháu nắm bắt kỹ hơn và thực tế hơn trong tiếp thu kiến thức".

Thực hành chữa cháy và kỹ năng thoát nạn

Trẻ em được học tập, vui chơi, sinh hoạt trong môi trường an toàn, lành mạnh và tiếp thu những kỹ năng sống tốt, giúp các em phát triển toàn diện về trí tuệ, thể chất và tinh thần là mong muốn của các bậc phụ huynh và toàn xã hội.

Sau các buổi tuyên truyền, Đoàn Thanh niên Công an quận phát bài trắc nghiệm để các em học sinh ghi nhớ sâu hơn các nội dung được báo cáo viên truyền đạt. Đối với các trường THPT còn có những phiên toà giả định được tổ chức để tuyên truyền trực quan, hiệu quả phù hợp với lứa tuổi. Qua đó góp phần giảm thiểu các vụ vi phạm pháp luật ở học sinh.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chung kết cuộc thi hùng biện Tiếng Anh "Kella in Life 2025" đã được tổ chức tại Hà Nội với sự góp mặt của 26 đội thi tới từ các trường THPT trên địa bàn Thủ đô.

Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội sáng 18/5 đã ra mắt ngành học mới “Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam” cùng chương trình đào tạo giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ.

Gần 18.000 thí sinh trong cả nước đã tham gia kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Sư Phạm Hà Nội.

Kỳ thi Đánh giá năng lực SPT năm 2025 của Trường đại học Sư phạm Hà Nội được tổ chức tại các điểm thi: Hà Nội, Vinh, Đà Nẵng, Quy Nhơn.

Bức thư của nữ sinh Phạm Đoàn Minh Khuê, lớp 10C2 - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Đà Nẵng) đã đoạt giải Nhất quốc gia Cuộc thi viết thư quốc tế UPU năm 2025.

Cả nước sau khi sáp nhập có trên 3.300 đơn vị hành chính cấp xã với 52.000 cơ sở giáo dục và 23,4 triệu học sinh, bình quân mỗi xã có 7.000 học sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết.