Thìa 'muối điện' giúp ăn uống lành mạnh

Công ty Kirin Holdings của Nhật Bản sẽ bắt đầu bán những chiếc thìa “muối điện” giúp tăng vị đậm đà của đồ ăn mà không cần thêm muối, từ đó có thể thúc đẩy thói quen ăn uống lành mạnh hơn.

Sản phẩm độc đáo đã được ra mắt thị trường trong nước ngày 20/5, đánh dấu lần đầu tiên công nghệ này được thương mại hóa. 

Chiếc thìa này nặng 60 gram, được làm bằng nhựa và kim loại, sử dụng pin lithium. Thiết bị do Phó Giáo sư Hiromi Nakamura của Đại học Tokyo và Giáo sư Homei Miyashita của Đại học Meiji đồng sáng chế.

Trước đó, ông Miyashita đã chứng minh được đũa điện có tác dụng tăng vị giác.

Giáo sư  Homei Miyashita cho biết: “Khi bạn ăn thực phẩm ít muối, chỉ một số natri trong đó sẽ tiếp xúc với lưỡi của bạn. Vì vậy chúng tôi sử dụng dòng điện để hút natri vào lưỡi, tạo ấn tượng về vị mặn cho người sử dụng".

Hiệu ứng này được tạo ra bằng cách truyền điện trường yếu từ thìa để tập trung các phân tử ion natri trên lưỡi, từ đó làm tăng cảm giác mặn của thức ăn. 

Nghiên cứu về thiết bị có thể thay đổi vị giác, hai nhà khoa học Nhật Bản được trao giải Ig Nobel - giải thưởng dành cho những thành tựu bất thường và độc lạ. Các nhà nghiên cứu cho rằng phát minh mới có thể giúp người dùng cắt giảm lượng natri tiêu thụ và thúc đẩy chế độ ăn uống lành mạnh hơn.

Chiếc thìa này nặng 60 gram, được làm bằng nhựa và kim loại, sử dụng pin lithium.

Công ty Kirin cho rằng công nghệ này có tầm quan trọng đặc biệt tại Nhật Bản, nơi người trưởng thành tiêu thụ trung bình khoảng 10 gram muối/ngày, cao gấp đôi so với mức khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới. Chế độ ăn quá nhiều muối làm tăng tỷ lệ mắc bệnh huyết áp cao, đột quỵ và các bệnh khác.

Trong tháng 5 này, công ty Kirin dự kiến chỉ bán 200 chiếc thìa muối điện thông qua nền tảng trực tuyến với giá 19.800 yen (127 USD)/chiếc. Dự kiến, trong tháng 6 tới, một nhà bán lẻ của Nhật Bản sẽ bán sản phẩm này với số lượng hạn chế.

Trong năm 2025, công ty Kirin có kế hoạch bán sản phẩm thìa "muối điện” mới ra nước ngoài và hy vọng sản phẩm độc lạ của họ sẽ thu hút được 1 triệu người dùng trên toàn cầu trong 5 năm. 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ban Chỉ đạo của Bộ Khoa học và Công nghệ tham gia ý kiến về các chiến lược, chương trình, cơ chế, chính sách, đề án liên quan đến phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Việc hợp tác với Starlink có thể tạo ra những cơ hội mới trong lĩnh vực Internet vệ tinh, đổi mới và mở rộng hệ sinh thái viễn thông, tạo điều kiện để Việt Nam bắt kịp xu hướng công nghệ tiên tiến trên thế giới.

Tuần lễ Công nghệ Anh - Đông Nam Á 2025 khai mạc tại TP.HCM vào ngày 27/3, thu hút sự tham gia của các chuyên gia, doanh nghiệp, nhà đầu tư hàng đầu của Anh và khu vực.

Thủ tướng Chính phủ cho phép thí điểm có kiểm soát triển khai dịch vụ viễn thông sử dụng công nghệ vệ tinh quỹ đạo tầm thấp không giới hạn tỷ lệ sở hữu cổ phần, phần vốn góp hoặc tỷ lệ đóng góp của nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có dịch vụ Internet vệ tinh Starlink.

Dịch vụ Internet vệ tinh Starlink của SpaceX đã được cấp phép thí điểm có kiểm soát tại Việt Nam với tối đa 600.000 thuê bao, đảm bảo yêu cầu về quốc phòng, an ninh.

Đài Hà Nội đã có cuộc trao đổi với GS.TS Chử Đức Trình, Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ, ĐH Quốc gia Hà Nội, xung quanh các vấn đề liên quan đến đào tạo nguồn nhân lực ngành hàng không vũ trụ.