Thị trường chứng khoán giảm điểm
Kết thúc phiên giao dịch hôm nay, 7/11, với nhiều biến động, các chỉ số chứng khoán chính của Việt Nam đồng loạt giảm điểm, trong đó VN-Index giảm 1,53 điểm (-0,12%) còn 1.259,75 dù có phần lớn thời lượng trong phiên giữ được sắc xanh; HNX-Index giảm 0,27 điểm (-0,12%) còn 227,49. Thanh khoản thị trường dù có khởi đầu khá sôi động nhưng đến phiên chiều dần yếu hơn, kết thúc với hơn 13,811 tỷ đồng, thấp hơn phiên hôm qua.
Về mức độ ảnh hưởng, xét theo giá trị giao dịch, sắc đỏ chủ yếu ở nhóm ngân hàng, nổi bật là MBB, VPB, HDB, TCB, CTG… ngành chứng khoán như VCI, SSI, VIX, HCM…; nhóm bất động sản nhiều cổ phiếu quay lại mốc tham chiếu, thậm chí chuyển đỏ như VHM, KBC.
Khối ngoại đánh dấu phiên bán ròng thứ 20 liên tiếp, quy mô hôm nay ở mức gần 422 tỷ đồng, lực bán ròng mạnh tập trung vào VHM hơn 103 tỷ đồng, MSN gần 90 tỷ đồng, CMG hơn 66 tỷ đồng… Ở chiều mua ròng, lực mua phân bổ khá đều ở nhiều cổ phiếu nhưng nhìn chung không đủ sức tạo ra sự cân bằng.


Khoảng 5.000 tỷ USD vốn hóa thị trường chứng khoán Mỹ bị “thổi bay” chỉ trong hai ngày sau khi Tổng thống Donald Trump công bố mức thuế quan mới với hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ, nâng tổng mức vốn hóa bị mất từ khi ông Trump nhậm chức lên gần 8.000 tỷ USD.
Giá vàng trong nước sáng 5/4 đồng loạt giảm mạnh cùng chiều với giá vàng thế giới.
Chỉ số mua hàng của các nhà sản xuất đã tăng trở lại sau bốn tháng duy trì đà giảm cho thấy sức khỏe của ngành sản xuất Việt Nam có cải thiện.
Sau ba tháng đầu năm 2025, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt gần 10,98 tỷ USD, tăng 34,7% so với cùng kỳ năm trước.
Giá vàng miếng trong nước quay đầu giảm mạnh. Hiện tại, vàng các thương hiệu đang mua vào 98,8 triệu đồng/lượng và bán ra ở mức 101,3 triệu đồng/lượng.
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng đánh giá cao kết quả kinh doanh và những đóng góp của Công ty trách nhiệm hữu hạn LG Display Việt Nam Hải Phòng đối với kinh tế Việt Nam, trong buổi tiếp đại diện doanh nghiệp này vào chiều ngày 4/4.
0