Thị trường BĐS Hà Nội vẫn còn nhiều khó khăn

Thị trường BĐS tại Hà Nội đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất, nhưng không đồng nghĩa với việc đã ổn định trở lại. Giá tăng cao phi lý, nhiều dự án bỏ hoang, cung cầu lệch pha… đang là những tồn tại nổi cộm cần phải được khắc phục.

Cùng với nhiều người đồng trang lứa, chị Chu Mỹ Linh không còn quá trẻ để dựa dẫm vào bố mẹ, nhưng cũng không đủ tài chính để sở hữu nhà.

Mức sống đắt đỏ tại Hà Nội, cộng với mức thu nhập trung bình 15 triệu mỗi tháng. Nếu giá nhà tiếp tục tăng phi mã như hiện nay, chị Linh sẽ nằm trong “thế hệ trẻ không thể có nhà” trong tương lai.

Hà Nội là một trong hai thị trường bất động sản lớn nhất cả nước. Tuy nhiên, từ năm 2017 đến nay số lượng các dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh có xu hướng giảm dần; các dự án bất động sản trong 2-3 năm trở lại đây triển khai rất chậm, gần như không có dự án mới được phê duyệt; giá bất động sản tăng rất cao, chênh lệch đáng kể giữa các khu vực. Trong khi đó, nhà bỏ hoang lại tồn tại rất nhiều, thậm chí nằm im lìm cả chục năm, gây lãng phí.

Hà Nội là một trong hai thị trường bất động sản lớn nhất cả nước.

Thu nhập bình quân không tăng đáng kể, nhưng giá nhà đã tăng cao gấp 24 lần so với thu nhập. Bên cạnh đó, nguồn cung BĐS vào thị trường lại tiếp tục lệch pha, chủ yếu là căn hộ cao cấp. Những dự án mới có giá dưới 50 triệu đồng/m2 gần như vắng bóng trên thị trường. Thị trường BĐS tiếp tục mắc kẹt khi cung và cầu không gặp nhau.

Giá trên thị trường bị đẩy lên dẫn đến cái câu chuyện có một số dự án đã vượt quá so với giá trị thực, do đó, người mua cũng sẽ dừng lại và xem xét tính hợp lí. Xu hướng chuyển dịch nguồn cầu là tất yếu.

Trong thời gian tới, nếu như trong điều kiện nguồn cung mới chưa thể cải thiện được ngay thì sẽ có một số giải pháp như nhà ở xã hội, cải tạo chung cư cũ hoặc nhờ vào sự phát triển cơ sở hạ tầng từ Hà Nội đến với các cái địa phương lân cận.

Giá trên thị trường bị đẩy lên dẫn đến cái câu chuyện có một số dự án đã vượt quá so với giá trị thực.

Một vấn đề nữa mà thị trường BĐS Hà Nội đang gặp phải chính là công tác cải tạo chung cư cũ. Công tác này hiện nay đang gặp nhiều khó khăn trở ngại. Và điều này ảnh hưởng đến vấn đề an sinh xã hội, ảnh hưởng đến nền kinh tế.

Trước những khó khăn gặp phải, thời điểm 1/8 tới, khi ba luật liên quan đến BĐS được thực thi, thị trường BĐS tại Hà Nội được kì vọng sẽ có nhiều chuyển biến tích cực. Cùng với đó, tầm quan trọng của Luật thủ đô sửa đổi mới được thông qua, cũng sẽ góp phần tạo điều kiện để thị trường nhà ở tại Hà Nội phát triển lành mạnh và an toàn.

Thời điểm 1/8 tới, khi ba luật liên quan đến BĐS được thực thi, thị trường BĐS tại Hà Nội được kì vọng sẽ có nhiều chuyển biến tích cực.

Mới đây, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đã đề nghị thành phố Hà Nội khẩn trương xây dựng, hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thi hành được giao trong các Luật, đồng thời thực hiện hiệu quả kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Luật Thủ đô sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua.

Theo đó, cần tập trung thời gian, nhân lực, trí tuệ, nêu cao tinh thần trách nhiệm, dám nghĩ, dám làm để thực hiện hiệu quả kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, hoàn thiện hai nhiệm vụ quy hoạch của Thủ đô.

Quốc hội đã cho ý kiến, đồng thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho thị trường BĐS và phát triển nhà ở xã hội hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền để tháo gỡ các khó khăn vướng mắc này. Đây là hai lĩnh vực quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng và bảo đảm an sinh xã hội, nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp.

Như vậy, khó khăn trước mắt vẫn còn bủa vây thị trường BĐS tại Hà Nội trong thời gian tới. Tuy nhiên, khi các chính sách mới có thời gian được thẩm thấu, thị trường sẽ có khả năng được ổn định nhanh chóng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nhiều cuộc đấu giá quyền sử dụng đất ở đã được các quận, huyện đầu năm 2025 áp dụng một vòng duy nhất, nhận được sự ủng hộ của nhiều khách hàng tham gia và ghi nhận hiệu quả bước đầu.

Quý I/2025 ghi nhận một sự thay đổi đáng kể trong cơ cấu nguồn cung bất động sản tại Hà Nội, đặc biệt tại thị trường phía Đông Bắc.

Với quy mô gần 1.700 gian hàng của hơn 450 doanh nghiệp, đến từ 22 quốc gia và vùng lãnh thổ, Vietbuild Hà Nội 2025 được kỳ bọng là triển lãm có quy mô lớn nhất về xây dựng và bất động sản.

Dù chưa hết quí I/2025, nhưng nhiều chủ đầu tư đồng loạt triển khai các dự án bất động sản quy mô lớn ở Hà Nội và các tỉnh lân cận.

Cổ phiếu nhóm ngành bất động sản khu công nghiệp (KCN) tiếp tục đà tăng mạnh ngay trong những tháng đầu tiên của quý I/2025.

Thành phố Hà Nội đang nỗ lực thúc đẩy các cụm công nghiệp sớm hoàn thành, qua đó di dời các doanh nghiệp, hộ sản xuất trong các làng nghề ra các khu sản xuất tập trung.