The La - Ngàn năm canh cửi

Một không gian trưng bày riêng về The La và tinh hoa của nghề canh cửi được Trung tâm Hoạt động văn hoá khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám phối hợp với nghệ nhân Lê Đăng Toản tổ chức nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và tôn vinh Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10.

“The La – Ngàn năm canh cửi” là hành trình trở về với truyền thống dệt vải của làng La Khê, nay thuộc phường La Khê, quận Hà Đông, Hà Nội, một làng nghề nổi tiếng từ xưa.

Trải qua những thăng trầm của lịch sử, nghề dệt bị gián đoạn. Đến năm 2002, nghề dệt the lụa được khôi phục. Nghệ nhân Lê Đăng Toản hiện vẫn nỗ lực duy trì nghề dệt the truyền thống của làng. Đến nay, khoảng 20 mẫu hoa văn the đã được phục dựng. Sản phẩm the lụa có nhiều ưu điểm như mềm mại, thoáng mát, không nhăn.

Nghệ nhân Lê Đăng Toản chia sẻ: "Trước kia quê hương có nghề dệt truyền thống từ rất nhiều đời, nhưng do xã hội thăng trầm nên mai một. Tôi bây giờ cũng được học lại và đang giữ gìn, phát huy, phát triển theo nhu cầu của xã hội. Tôi thấy rất là vinh dự và tự hào vì mình đang là người nắm giữ được nó".

Không gian trưng bày như một tác phẩm nghệ thuật sống động từ các loại vải the, sa, lụa, cùng với các bộ trang phục như áo dài, áo ngũ thân…Mỗi hiện vật đều gắn liền với dòng chảy lịch sử và văn hóa của La Khê.

Trưng bày mang đến một không gian văn hóa ấn tượng với sự sắp đặt nghệ thuật, là cơ hội để công chúng khám phá, tìm hiểu về nghệ thuật dệt may truyền thống, tôn vinh giá trị văn hóa dân tộc. Đây không chỉ là sự kết nối với quá khứ mà còn là lời tri ân dành cho văn hóa truyền thống và tinh thần của Hà Nội ngàn năm văn hiến. Đồng thời, lan tỏa để khách tham quan trong và ngoài nước biết đến làng nghề truyền thống dệt vải La Khê, góp phần gìn giữ và phát triển trở lại một trong những làng nghề Việt Nam.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chùa Vạn Niên, ngôi chùa cổ hơn 1.000 năm tuổi nằm yên bình bên bờ hồ Tây đang là một điểm đến hấp dẫn tại Hà Nội.

Triển lãm tranh “Hồn Dó” vừa khai mạc tại không gian nghệ thuật B&C Maison d'Art tại Thủ đô Hà Nội. Với nguồn cảm hứng bất tận từ chất liệu giấy dó - một loại giấy làm từ chất liệu thủ công đồng quê của Việt Nam - nghệ sĩ Ngô Đức Hoàng đã thổi hồn vào những tác phẩm mang đậm chất văn hóa Á Đông, được các nhà nghệ thuật trong và ngoài nước đánh giá cao.

Chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), tối 18/11, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) khai mạc triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”.

Từ việc đầu tư vào kịch bản, dàn dựng đến các hình thức quảng bá, các sân khấu kịch TP.HCM không ngừng nỗ lực thổi luồng sinh khí mới, mang đến trải nghiệm gần gũi và hấp dẫn hơn.

Xuất phát từ tình yêu đối với văn chương, một dự án cộng đồng mang tên “Rubik văn chương” đã ra đời và trở thành nơi trao đổi các kiến thức văn học bổ ích của những bạn trẻ.

Từ nay đến hết ngày 30/11, công chúng yêu nghệ thuật trong và ngoài nước khi đến với không gian Aqua Art, 44 phố Yên Phụ, sẽ được thưởng lãm nhiều tác phẩm tranh vẽ về Hà Nội cùng các workshop về hội họa độc đáo.