Thế giới trải qua tháng 7 nóng nhất lịch sử
Theo đó, nhiệt độ toàn cầu trong tháng 7 cao hơn 2,18 độ F (1,21 độ C) so với mức trung bình của thế kỷ 20 là 60,4 độ F (15,8 độ C). Mức tăng này đã góp phần gây ra các đợt nắng nóng đáng kể ở các khu vực Địa Trung Hải và vùng Vịnh, với châu Phi, châu Âu và châu Á trải qua tháng 7 nóng nhất trong lịch sử, trong khi Bắc Mỹ ghi nhận tháng nắng nóng thứ hai. NOAA cho biết, hiện có 77% khả năng năm 2024 sẽ là năm ấm nhất từ trước đến nay.
Dữ liệu của Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ lại trái ngược với dữ liệu của Cơ quan khí hậu của Liên minh châu Âu Copernicus (C3S), vốn cho rằng nhiệt độ trung bình trong tháng 7/2024 thấp hơn một chút so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, cả hai cơ quan đều có chung quan điểm về xu hướng đáng báo động của nhiệt độ liên tục phá kỷ lục trước đây.
Trong khi đó, nhiệt độ đại dương cũng ghi nhận tháng ấm thứ hai trong lịch sử, chấm dứt chuỗi 15 tháng liên tiếp có nhiệt độ cao kỷ lục. Nhiệt độ bề mặt biển cao hơn mức trung bình ở hầu hết các khu vực, trong khi một số vùng nhiệt đới phía Đông Thái Bình Dương và Đông Nam Thái Bình Dương lại thấp hơn mức trung bình.


Một vụ xả súng nghiêm trọng vừa xảy ra tại Đại học bang Florida (FSU), Mỹ, khiến ít nhất 2 người chết và 6 người khác bị thương.
Tại vùng chiến sự Ukraine, nhóm cánh quân phương Nam đã xây dựng một “bệnh viện” chuyên sửa chữa và bảo dưỡng UAV, vốn được xem như những người đồng nghiệp “có cánh” của binh sĩ Nga.
Tổng thống Phần Lan Alexander Stubb cho biết, Ukraine đã sẵn sàng ngừng bắn hoàn toàn và vô điều kiện trong cuộc xung đột hiện nay với Nga.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã kêu gọi sa thải Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell vì chậm hạ lãi suất, theo Đài CNN ngày 17/4.
Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tới Phnom Penh vào trưa 17/4, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Campuchia trong hai ngày 17 - 18/4.
Các quan chức cấp cao của Ukraine đã đến Paris, Pháp để thúc đẩy các cam kết bảo đảm an ninh từ các đối tác châu Âu và Mỹ.
0