Thế giới trải qua hai tháng nóng nhất

Cơ quan theo dõi biến đổi khí hậu Copernicus của Liên minh châu Âu (EU), còn gọi là C3S, cho biết thế giới vừa trải qua tháng hai nóng nhất từ trước đến nay. Đây cũng là tháng thứ 9 liên tiếp nhiệt độ toàn cầu ghi nhận ở mức cao chưa từng thấy do biến đổi khí hậu gây ra.

Nhiệt độ tăng vọt trên khắp hành tinh trong tháng trước, từ Siberia đến Nam Mỹ. Trrong đó, châu Âu cũng trải qua mùa Đông ấm thứ hai trong lịch sử. C3S cho biết trong nửa đầu tháng hai vừa qua, nhiệt độ toàn cầu hằng ngày ở mức “cao bất thường” với bốn ngày liên tiếp ghi nhận nhiệt độ trung bình cao hơn hai độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Điều này xảy ra chỉ vài tháng sau khi thế giới ghi nhận ngày đầu tiên vượt quá mức giới hạn đó.

Giám đốc C3S Carlo Buontempo nhận định đây là chuỗi ngày dài nhất có mức nhiệt cao hơn hai độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp, đồng thời cho rằng tình trạng này rất “đáng chú ý”. Cũng theo C3S, nhiệt độ bề mặt nước biển cuối tháng trước trở nên cao nhất từ trước đến nay ở mức hơn 21 độ C, vượt qua mức nhiệt cực đoan trước đó ghi nhận hồi tháng 8/2023.

Nhiệt độ bề mặt nước trở nên cao nhất từ trước đến nay

Đại dương bao phủ 70% diện tích hành tinh và hấp thụ 90% lượng nhiệt dư do tình trạng ô nhiễm carbon mà hoạt động của con người gây ra. Đại dương nóng lên đồng nghĩa với việc bầu khí quyển có nhiều hơi ẩm hơn, dẫn đến thời tiết ngày càng bất thường.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hàng loạt tập đoàn tài chính lớn đã gióng lên hồi chuông cảnh báo nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp dụng thuế đối ứng.

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu dự kiến đến thăm Nhà Trắng vào ngày 7/4 để đàm phán trực tiếp với Tổng thống Donald Trump về chính sách thuế quan mới của Mỹ.

Tổng Thư ký NATO Mark Rutte mới đây khẳng định, NATO không tham gia vào bất kỳ cuộc đàm phán nào liên quan đến việc chấm dứt xung đột giữa Nga và Ukraine.

Tổng thống Mỹ Donald Trump kêu gọi người dân Mỹ giữ vững tinh thần trước việc thực thi các chính sách thuế quan và coi đây là một “cuộc cách mạng kinh tế” có ý nghĩa lịch sử.

Sau hơn nửa thế kỷ, Bảo tàng Nghệ thuật Sao Paulo (MASP), Brazil đã bước vào một hành trình mới với tòa nhà 14 tầng hiện đại.

Giới học giả Italia nhận định kế hoạch tăng chi tiêu quốc phòng trên toàn khối của Liên minh châu Âu đang phải đối diện với những thách thức ở Italia, một trong những quốc gia có tỷ lệ nợ công trên tổng sản phẩm quốc nội cao nhất toàn cầu.