Thế giới Arab và Hồi giáo chia rẽ vì Israel-Hamas
Tuyên bố cuối cùng tại hội nghị đã bác bỏ lập luận của Israel về những hành động của nước này ở dải Gaza chỉ là để tự vệ, đồng thời kêu gọi các bên ngừng bắn ngay lập tức ở dải Gaza. Tuyên bố cũng kêu gọi chấm dứt việc bán vũ khí cho Israel và bác bỏ bất kỳ giải pháp chính trị nào trong tương lai đối với xung đột nhằm giữ Gaza tách biệt khỏi khu vực Bờ Tây. Các nhà lãnh đạo Arab và Hồi giáo cũng yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua một nghị quyết mang tính ràng buộc và quyết định để ngăn chặn hành động của Israel.
Đồng quan điểm, Tổng thống Ai Cập Abdel-Fattah El-Sisi cũng đã yêu cầu một lệnh ngừng bắn ngay lập tức, vô điều kiện và bền vững ở dải Gaza, cũng như chấm dứt chính sách cưỡng bức di dời người Palestine đến bất kỳ địa điểm nào trong hoặc ngoài vùng đất của họ. Đây cũng là tiếng nói chung của các nhà lãnh đạo Arab và Hồi giáo.
Mặc dù lên án hành động của lực lượng Israel tại hội nghị, song các bên lại không thể thông qua các biện pháp trừng phạt kinh tế và chính trị nhằm vào quốc gia này. Có không ít quốc gia, bao gồm Algeria, Liban, Iran đã đề xuất phản ứng bằng các biện pháp như đe dọa làm gián đoạn nguồn cung cấp dầu cho Israel và các đồng minh, cũng như cắt đứt quan hệ kinh tế và ngoại giao mà một số quốc gia thuộc Liên đoàn Arab có với Israel.
Tuy nhiên, các đề xuất này đã bị những quốc gia đã bình thường hóa quan hệ với Israel vào năm 2020 như Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất và Bahrain, bác bỏ. Diễn biến trên tại hội nghị cho thấy sự chia rẽ giữa các nước trong khu vực về cách ứng phó với xung đột giữa lực lượng Hamas và Israel. Số người thiệt mạng ở Gaza đã lên đến hơn 11.000 người, trong đó 40% là trẻ em. Israel đến nay vẫn từ chối những lời kêu gọi đình chiến, dù đã đồng ý ngừng bắn vài giờ mỗi ngày để tạo điều kiện đưa hàng cứu trợ vào Gaza cũng như để người dân sơ tán.


Chính quyền Gaza ngày 6/4 cho biết, quân đội Israel đã phá hủy 90% khu dân cư ở thành phố Rafah, phía Nam Gaza kể từ tháng 10/2023.
Đã có hơn 50 nước liên hệ với Nhà Trắng để bắt đầu đàm phán thương mại sau khi Tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh áp thuế đối ứng, Chủ tịch Hội đồng Cố vấn kinh tế quốc gia Mỹ Kevin Hassett tiết lộ.
Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc nhấn mạnh sửa đổi Hiến pháp là cần thiết, nhằm đảm bảo chủ quyền nhân dân và thống nhất đất nước.
Giáo hoàng Francis bất ngờ xuất hiện trước công chúng vào ngày 6/4, sau khi xuất viện cách đây hai tuần sau vì điều trị viêm phổi kép.
Tỷ phú công nghệ Elon Musk đề xuất Mỹ và châu Âu trong tương lai có thể tiến tới xóa bỏ thuế quan, hướng tới việc thiết lập một khu vực thương mại tự do giữa châu Âu và Bắc Mỹ
Bộ Phúc lợi xã hội, cứu trợ và tái định cư Myanmar đã tổ chức Lễ Tri ân các đoàn cứu trợ quốc tế đến từ 5 quốc gia Đông Nam Á trong chiều 6/4.
0