Thay đổi tên xã, phường: Lắng nghe ý kiến nhân dân

Với mục tiêu lấy dân làm gốc, chính quyền mới cũng hướng tới mục tiêu phục vụ nhân dân, sau khi lắng nghe những tâm tư của người dân, có một số trường hợp địa phương trên địa bàn Thành phố đã lựa chọn tên khác để xin lại ý kiến người dân.

UBND thành phố Hà Nội đã thông qua đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, phường với phương án thống nhất là 126 đơn vị hành chính cơ sở, tỷ lệ đồng thuận rất cao.

Về số lượng, tỷ lệ đồng thuận lên trên 99%, trong đó có 38 đơn vị đồng ý tuyệt đối với 100% và tên gọi cũng đạt tỷ lệ gần 100%.

Dù với tỷ lệ rất ít chưa đồng thuận, nhưng với nguyên tắc “lấy dân làm gốc” nên cũng có trường hợp địa phương đã lựa chọn tên khác để xin lại ý kiến người dân. Trong số này có một xã ở huyện Ba Vì, dù người dân đã đồng ý với tên mới, nhưng trước một số ý kiến còn trăn trở và những ý kiến của những người con xa quê hương, địa phương đã tiếp thu và tổ chức lại việc lấy ý kiến của nhân dân về tên xã “Bất Bạt” thay cho phương án dự thảo trước đó là “Cẩm Đà”.

Là vị cao niên trong làng, năm nay đã 96 tuổi, ông Nguyễn Ngọc Vượng (xã Sơn Đà, huyện Ba Vì) được tổ công tác đến lấy ý kiến đầu tiên trong việc sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã.

Cũng giống như dân làng, ông Vượng là người đồng ý với phương án đặt tên xã mới là “Cẩm Đà” bởi cái tên này gắn liền với tên của cụm thi đua được người dân sử dụng gần đây, còn nếu lựa chọn tên “Bất Bạt” - điều này nhắc tới địa danh nổi tiếng của tỉnh Hà Sơn Bình trước đây và cũng là nơi gắn bó với bao người dân, trở thành tâm thức trong họ.

Khu vực Điếm đê số 4 trên địa bàn xã Sơn Đà hiện vẫn còn những địa danh mang tên Bất Bạt, trong đó có những cửa hàng mậu dịch bán thực phẩm từ thời bao cấp.

Trước đó, năm 1968, huyện Ba Vì được thành lập gồm 3 huyện cũ: Bất Bạt, Tùng Thiện và Quảng Oai. Phần lớn huyện Tùng Thiện về sau được cắt về thị xã Sơn Tây, nên huyện Ba Vì chỉ còn lại các xã thuộc huyện Quảng Oai (vốn là huyện Tiên Phong cũ) và một số xã của huyện Bất Bạt (nhiều xã của huyện này đã cắt sang tỉnh Phú Thọ từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX). Do vậy, theo người dân, việc đặt tên Bất Bạt cho đơn vị hành chính mới chính là một sự tiếp nối từ quá khứ đến hiện tại và tương lai.

Sau khi lắng nghe những tâm tư của người dân, đặc biệt là của những người dân xa quê và trên cơ sở cân nhắc kỹ lưỡng, ngay trong đêm ngày 24/4, huyện Ba Vì đã bàn bạc và xin ý kiến UBND Thành phố. Với mục tiêu lấy dân làm gốc, chính quyền mới cũng hướng tới mục tiêu phục vụ nhân dân, do vậy địa phương này đã thống nhất xin lại ý kiến nhân dân, lấy tên xã là “Bất Bạt” thay vì “Cẩm Đà” trước đó. Kết quả đã có 100% người dân đồng tình với phương án tên mới là "Bất Bạt".

Ông Chu Huy Phương, Trưởng phòng Nội vụ, UBND huyện Ba Vì cho biết: "Thông qua nắm bắt ý kiến của người dân từ các nền tảng mạng xã hội như: Facebook, Zalo và đặc biệt là các ý kiến trực tiếp của một số cử tri có uy tín, trên cơ sở đó, huyện đã tiếp thu, báo cáo thành phố và thực hiện xin lại ý kiến cử tri".

Cách đặt tên các đơn vị hành chính mới thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, giữa lịch sử và tương lai, giữa ý chí của chính quyền và nguyện vọng của nhân dân. Cùng với huyện Ba Vì, trên địa bàn Hà Nội cũng ghi nhận thêm trường hợp một xã tại huyện Đan Phượng xin ý kiến lại người dân với tên xã “Thọ Lão” chuyển sang “Liên Minh”. Điều này thể hiện sự tôn trọng quyền làm chủ của người dân trong việc xây dựng chính quyền địa phương.

Ông Trần Đình Cảnh, Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội cho biết: "Trong quá trình triển khai thực hiện, mặc dù đã được thống nhất nhưng quá trình tiếp nhận những ý kiến phản ánh phù hợp với thực tiễn, chúng tôi cũng sẽ sẵn sàng để điều chỉnh ngay".

Dự kiến, 29 xã, thị trấn của Ba Vì sẽ được được sắp xếp lại thành 8 xã mới với tất cả các tên gọi đã trở thành hồn cốt của vùng đất bán sơn địa này. Bên cạnh những cái tên cũ vẫn tiếp tục được lựa chọn thì những cái tên mới như Suối Hai, Quảng Oai hay Bất Bạt đã trở thành “mật mã” văn hóa bao đời nay của người dân nơi đây.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thị ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam thị xã Sơn Tây đã tổ chức Chương trình nghệ thuật kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) vào tối nay 26/4.

Đêm bắn pháo hoa tầm cao thứ 2 dịp lễ 30/4 diễn ra từ 21h30 đến 21h40 tối 26/4 tại công viên bờ sông Sài Gòn,TP Thủ Đức. Rất đông người dân và du khách thập phương tập trung để thưởng thức màn bắn pháo hoa, một “bữa tiệc” ánh sáng đầy màu sắc.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt đã chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo trong sáng 26/4.

Cơ quan công an khuyến cáo, người dân cần thận trọng khi đăng tải hình ảnh cá nhân trên mạng xã hội; luôn nâng cao ý thức cảnh giác trước các cuộc gọi không rõ danh tính, cuộc gọi từ số máy lạ.

Công an phường Mai Dịch (quận Cầu Giấy) đã liên lạc được với gia đình của cháu bé học lớp 3 bị đi lạc và đưa cháu về với gia đình.

Vùng 3 Hải quân ngày 26/4 đã phối hợp chính quyền địa phương tổ chức hoàn thành công trình tôn tạo, chỉnh trang Tượng đài chiến thắng Đặc công Hải quân tại Thị trấn Cửa Việt (huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị).