Thay đổi nhận thức và hành động để cứu những dòng sông
Bạn Phạm Thanh Hà cùng các bạn học sinh trường THPT Việt Đức và THPT Chuyên Hà Nội Amsterdam, đang cùng nhau thảo luận về chủ đề ô nhiễm môi trường các dòng sông.
Điểm đặc biệt của tọa đàm là các bạn đã cùng nhau chia sẻ về các sản phẩm công nghệ trong quá trình tham gia cuộc thi do Hiệp hội Địa lý Quốc gia ở Hoa Kỳ tổ chức, để ứng dụng vào đời sống, góp phần đạt được môi trường bền vững. Đó là app Story Maps và app Debris Tracker.

Thay đổi nhận thức và hành động để cứu những dòng sông
Các dòng sông ở Hà Nội đang bị ô nhiễm nghiêm trọng là điều ai cũng có thể thấy. Vì vậy, những buổi tọa đàm tại mỗi trường, hoặc liên trường THPT trên địa bàn thành phố cùng tổ chức sẽ giúp nâng cao nhận thức và hành động của mỗi học sinh để góp phần cứu những dòng sông.
Thành phố cũng đã có rất nhiều những chủ trương, chính sách để cứu những dòng sông. Tuy nhiên, dù có bao nhiêu giải pháp thì có lẽ điều tiên quyết nhất để bảo vệ môi trường nói chung và các dòng sông nói riêng, nằm ở ý thức của mỗi người.


Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội sáng 18/5 đã ra mắt ngành học mới “Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam” cùng chương trình đào tạo giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ.
Gần 18.000 thí sinh trong cả nước đã tham gia kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Sư Phạm Hà Nội.
Kỳ thi Đánh giá năng lực SPT năm 2025 của Trường đại học Sư phạm Hà Nội được tổ chức tại các điểm thi: Hà Nội, Vinh, Đà Nẵng, Quy Nhơn.
Bức thư của nữ sinh Phạm Đoàn Minh Khuê, lớp 10C2 - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Đà Nẵng) đã đoạt giải Nhất quốc gia Cuộc thi viết thư quốc tế UPU năm 2025.
Cả nước sau khi sáp nhập có trên 3.300 đơn vị hành chính cấp xã với 52.000 cơ sở giáo dục và 23,4 triệu học sinh, bình quân mỗi xã có 7.000 học sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết.
Hai trường Trường THPT chuyên trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội đang chứng kiến sự cạnh tranh gắt gao với tỷ lệ chọi vào lớp 10 chuyên tăng cao.
0