Tháo gỡ vướng mắc về pháp lý để tăng tốc, đột phá
Ngày 24/8, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chính phủ họp phiên chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 8 năm 2024 để thảo luận, cho ý kiến đối với 8 nội dung, trong đó có 7 dự án, đề nghị xây dựng luật và một nội dung báo cáo.
Dự phiên họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Trần Hồng Hà, Lê Thành Long; các bộ trưởng, thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

Phiên họp Chính phủ thường kỳ xây dựng pháp luật tháng 8, Chính phủ thảo luận, cho ý kiến với Dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam; Dự án Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; Đề nghị xây dựng Luật Đầu tư công (sửa đổi); Đề nghị xây dựng luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu; Đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Chứng khoán, Luật Quản lý thuế, Dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), Dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Mở đầu phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ rõ, nửa nhiệm kỳ 2021- 2026 đã đi qua, nhờ sự nỗ lực lớn của toàn Đảng, toàn dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng, thường xuyên, trực tiếp là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự vào cuộc của người dân và doanh nghiệp, sự ủng hộ của bạn bè quốc tế, nhiều chỉ tiêu Đại hội lần thứ XIII của Đảng cơ bản đạt và vượt.
Tuy nhiên vẫn còn những chỉ tiêu cần sự tăng tốc, bứt phá trong gần nửa nhiệm kỳ còn lại mới đạt được; vẫn còn những nút thắt, vướng mắc về thể chế. Một trong những giải pháp để tăng tốc, đột phá là phải tháo gỡ được vướng mắc về pháp lý, hoàn thiện thể chế; tăng cường phân cấp, phân quyền, tránh cơ chế xin – cho, giảm chi phí tuân thủ của cơ quan, doanh nghiệp, người dân.

Ngay Kỳ họp thứ 8 sắp tới của Quốc hội khóa XV, Chính phủ trình một luật sửa nhiều luật và một số luật khác, nhằm tháo gỡ vướng mắc, huy động mọi nguồn lực xã hội, nhất là nguồn lực ngoài Nhà nước cho phát triển.
Theo Thủ tướng, từ đầu năm 2024 đến nay, Chính phủ đã tổ chức 7 phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật, thực hiện một trong ba đột phá chiến lược là xây dựng, hoàn thiện thể chế. Tại phiên họp này, Chính phủ xem xét 8 nội dung. Các nội dung rất phong phú, phạm vi rộng, đối tượng nhiều, trong khi yêu cầu cao, thời gian có hạn. Thủ tướng yêu cầu các thành viên Chính phủ tập trung trí tuệ khẩn trương hoàn thiện các luật để trình Quốc hội theo đúng thủ tục, thời gian và đảm bảo chất lượng.


Theo Tiến sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường, hành vi của Hằng Du Mục và Quang Linh Vlogs đã có đủ căn cứ để xử lý hình sự về hai tội danh: Sản xuất, buôn bán hàng giả và Tội lừa dối khách hàng. Mức hình phạt cao nhất theo Bộ luật hình sự là chung thân.
Sau khi gây tai nạn khiến một người đàn ông tử vong tại chỗ, một cô gái bị thương nặng, chiếc ô tô kéo lê chiếc xe máy hơn 100m rồi tiếp tục bỏ chạy trong tình trạng nổ lốp trước.
Nhiều người cao tuổi thành phố Hà Nội đã phát huy vai trò tuổi cao gương sáng, tích cực lao động, phát triển kinh tế gia đình.
Tính chung quý I/2025, toàn thành phố Hà Nội giải quyết việc làm cho hơn 54.100 lao động, đạt 32% kế hoạch năm và tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trước.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Thủ tướng Nikol Pashinyan trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Armenia vào chiều ngày 4/4, theo giờ địa phương.
Đợt sinh hoạt chính trị đặc biệt là một trong các nhiệm vụ trọng tâm năm 2025, là dịp để chỉnh huấn, chỉnh quân, tự kiểm điểm, nâng cao tinh thần trách nhiệm và thực hiện công tác chuyên môn.
0