Tháo điểm nghẽn về quy hoạch, đầu tư, đấu thầu

Hôm nay, thảo luận ở tổ, các đại biểu Quốc hội góp ý hoàn thiện dự thảo Luật sửa đổi 4 luật để tháo gỡ những vướng mắc, tạo thông thoáng trong thực thi các quy định về quy hoạch, đầu tư và đấu thầu.

Thảo luận tại tổ về dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu (một luật sửa đổi 4 luật), các đại biểu Quốc hội nhấn mạnh mỗi loại quy hoạch có chức năng khác nhau, nhưng để tránh sự chồng chéo, trùng lặp, lần sửa đổi này phải phân định rõ ràng, tránh trùng lặp giữa quy hoạch tỉnh với quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn.

Đóng góp ý kiến về việc điều chỉnh một số quy định trong Luật Quy hoạch, đại biểu nhấn mạnh, cần bảo đảm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện đầu tư, đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng quy hoạch, đơn giản hóa thủ tục, hài hoà trong các quy hoạch, tạo không gian phát triển. Cho rằng quy hoạch luôn phải đi trước một bước, đại biểu đã đưa ra nhiều đề xuất để quy hoạch có tính ổn định, lâu dài hơn.

Đại biểu Hoàng Văn Cường – Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, phát biểu: "Tôi cho rằng, chúng ta cần phải điều chỉnh ngay một số vướng mắc. Điển hình như thẩm quyền là phải giảm. Như Hà Nội, quy hoạch Thủ đô có thời gian phê duyệt nhiệm vụ mất khoảng 2 năm. Sau đó đến xây dựng quy hoạch, chúng ta mất tổng cộng 2 năm. Như vậy, nguyên nhiệm vụ đó mất mấy năm rồi bởi còn trực thuộc Thủ tướng. Tôi cho rằng, phải thay đổi thẩm quyền này".

Phát biểu tại tổ, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh yêu cầu một luật sửa 4 luật vừa phải tháo gỡ được các vướng mắc cấp bách trước mắt đặt ra trong thực tiễn, vừa phải đảm bảo đồng bộ khi điều chỉnh luật trong lĩnh vực quy hoạch, đầu tư, đấu thầu để tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam trong thời gian tới.

Một số ý kiến cho rằng, nếu sửa toàn diện các luật thì tốt hơn, bởi một luật sửa nhiều luật sẽ ảnh hưởng đến tính thống nhất của hệ thống pháp luật. Tuy nhiên, vì tính cấp bách và sự cần thiết nên sử dụng phương án này để xử lý các vấn đề trước mắt. Chủ tịch Quốc hội đề nghị bám sát quy định tại các Điều 12, Điều 146 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật để trình Quốc hội xem xét thông qua dự thảo luật theo trình tự, thủ tục rút gọn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngay trong ngày đầu công bố Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí của UBND thành phố Hà Nội, Chủ tịch UBND thành phố - Trưởng Ban chỉ đạo cùng các thành viên đã nghe báo cáo về tình hình triển khai, các tồn tại, vướng mắc đối với Dự án đầu tư xây dựng công viên hồ Phùng Khoang.

Trong 2 ngày 19 - 20/11, Hội Luật gia TP Hà Nội tổ chức Đại hội lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029 nhằm kiểm điểm, đánh giá kết quả đạt được trong nhiệm kỳ qua và đề ra phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2024-2029.

Hà Nội là địa phương đầu tiên thành lập Ban chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng chống lãng phí, theo tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm. Quyết định thành lập Ban chỉ đạo được công bố tại Hội nghị sáng nay, 20/11.

Chiều 20/11, thảo luận tại hội trường về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, các đại biểu Quốc hội khẳng định dự án sẽ tạo động lực lan tỏa, mở ra không gian phát triển mới, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn mới.

Nhận lời mời của Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân sẽ thăm chính thức Malaysia từ ngày 21 đến ngày 23/11/2024.

Ngày 19/11 theo giờ địa phương, tại Rio de Janeiro, Brazil, Hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2024 tiếp tục diễn ra với Phiên thảo luận về phát triển bền vững và chuyển đổi năng lượng dưới sự chủ trì của Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva, Chủ tịch G20 năm nay.