Thanh tao 'đĩa ngọc chén vàng'

Năm nào cũng vậy, cứ vào mùa Tết là hoa thủy tiên lại được nhắc đến. Không chỉ là một trong những thú chơi hoa cổ điển của người Hà Nội, mà thủy tiên còn gợi nhớ những ký ức từ xa xưa, khi mà cái ăn, cái mặc, cái chơi cũng được nâng lên thành nghệ thuật.

Hoa thủy tiên chỉ xuất hiện vào ngày Tết. Hình dáng tuyệt mỹ của hoa được người xưa ví là "đĩa ngọc chén vàng". Ngoài vẻ đẹp quyền quý, loài hoa này còn khiến người chơi say đắm bởi hương thơm ngát tinh khiết.

Sang trọng, đài các với những cánh hoa mềm mại, chùm rễ trắng ngần lững lờ trong làn nước, đó là vẻ đẹp của hoa thủy tiên. Không ai biết chính xác thú chơi hoa thủy tiên của người Hà Nội có từ bao giờ, chỉ biết rằng từ năm 1920, đất Thăng Long đã tổ chức Hội thi hoa thủy tiên tại Đền Bạch Mã - Hàng Buồm vào mỗi dịp Tết để chọn ra những bát hoa đẹp nhất và những người chơi tài hoa nhất.

Hoa thủy tiên hay còn được gọi là "nàng tiên nước" khó tính, mang vẻ đẹp kiêu sa mà thuần khiết, tượng trưng cho sự thành đạt và giàu có. Theo quan niệm truyền thống, nếu nhà nào có hoa thủy tiên nở đúng đêm giao thừa hoặc sáng sớm mùng 1 Tết thì cả năm đó sẽ may mắn, sung túc và nhiều tài lộc. Bởi thế nên người chơi hoa rhủy tiên luôn bỏ ra rất nhiều tâm huyết, công sức và thời gian gọt củ, xén lá, phá ngọc, cạo cuống hoa, đáp ứng tiêu chuẩn “ngũ phẩm” khắt khe: hoa, rễ, lá, dáng và hương.

Bắt đầu từ khoảng tháng 10-11 âm lịch hằng năm, người chơi hoa sành sỏi sẽ lựa chọn những củ thủy tiên già, chắc tay, có nhiều củ phụ tròn và phình to, sau đó ngâm nước 2 ngày cho củ căng mọng trước khi tiến hành gọt.

Đến nay, phong trào chơi hoa thủy tiên mới được lan tỏa rộng và ngày càng phát triển mạnh mẽ. Các nghệ nhân tìm đến nhau, miệt mài tìm tòi, nghiên cứu và áp dụng các kinh nghiệm, bí quyết chơi hoa của người xưa, phục dựng nhiều thế hoa cổ truyền và phát triển thêm nhiều thế, dáng hiện đại với sự sáng tạo không giới hạn.

Thú chơi hoa thủy tiên không chỉ dành cho những người lớn tuổi. Việc các bạn trẻ ngày càng chú ý và mong muốn thử sức với nghệ thuật này sẽ giúp việc gìn giữ và phát triển một truyền thống đẹp của Tết Việt.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Các bạn trẻ Việt Nam đã được tự tay tạo nên những chiếc mặt nạ truyền thống và trải nghiệm múa mặt nạ Hàn Quốc tại một buổi học trải nghiệm do Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam và Thư viện Hà Nội tổ chức miễn phí.

Những năm qua, làng nghề Quảng Phú Cầu, nằm trong hệ thống sản phẩm du lịch di sản ngoại đô của Hà Nội, đã giúp đa dạng hóa trải nghiệm du lịch và thu hút nhiều du khách đến với Thủ đô.

Lễ hội Áo dài lần thứ 11 năm 2025 với chủ đề “Áo dài Việt Nam – Vươn cao Việt Nam” do Uỷ ban nhân dân TP.HCM tổ chức từ ngày 3/3 - 9/3 hứa hẹn sẽ là hoạt động động hấp dẫn, đặc sắc, thu hút đông đảo người dân, du khách trong nước và bạn bè quốc tế.

Bên cạnh một "vườn Nghệ" muôn sắc được ươm mầm bởi rất nhiều nghệ sĩ thị giác, hàng loạt sự kiện nghệ thuật vệ tinh và các gian hàng sáng tạo góp phần lan tỏa mạnh mẽ thông điệp của "Trẩy Art" đến công chúng.

Logo của Nhà Triển lãm Việt Nam tại EXPO 2025 gây ấn tượng với hình ảnh thiếu nữ Việt Nam duyên dáng trong tà áo dài trắng, đội nón lá truyền thống và nâng niu đóa sen hồng trên tay, biểu trưng cho tâm hồn, trí tuệ Việt Nam.

Hà Nội hiện là địa phương dẫn đầu cả nước về số lượng di sản văn hóa với gần 6.000 di tích, ứng dụng công nghệ vào bảo tồn và quảng bá di sản, từ đó phát triển kinh tế số.