Tháng ăn chay Ramadan của người Hồi giáo đã bắt đầu

Nhiều quốc gia theo đạo Hồi đã tuyên bố bắt đầu tháng lễ ăn chay Ramadan, một trong những sự kiện lớn nhất của người Hồi giáo. Trong tháng Ramadan, những người Hồi giáo nhịn ăn uống, kiêng hút thuốc lá từ sáng đến tối. Mục đích của việc này là để các tín đồ tự kiểm soát bản thân khỏi các ham muốn tầm thường, làm điều tốt, đồng thời rèn luyện sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần.

Năm 2024, áp lực đè nặng lên các tín đồ Hồi giáo không chỉ bởi tình trạng lạm phát, ảnh hưởng đến đời sống mà xung đột ở nhiều nơi cũng khiến tâm trạng của họ bất an hơn nhiều so với các dịp lễ Ramadan trước đây.

Cuộc xung đột đã khiến người Hồi giáo tại nhiều nơi trong khu vực dải Gaza đón tháng lễ trong nghèo đói, thiếu thốn

Cuộc xung đột đã khiến người Hồi giáo tại nhiều nơi trong khu vực đón tháng lễ trong nghèo đói, thiếu thốn. Tuy nhiên, do đây là một trong những tháng lễ quan trọng nhất của người Hồi giáo, nên  bất chấp bom đạn chiến tranh, người Hồi giáo Palestine tại dải Gaza vẫn chuẩn bị các vật phẩm hay đồ trang trí cho ngày lễ. Hàng đêm, những người sống trong lều trại tị nạn lại tụ tập dưới ánh đèn để cùng nhau ca hát, nhảy múa và cầu nguyện cho chiến tranh qua đi.

Anh Abed Sobh, một người dân chia sẻ: "Ở đây, chúng tôi đều là người dân di dời. Hai ngày một lần, chúng tôi tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí cho trẻ em nhằm giúp các em vui vẻ, có tâm lý tốt hơn, tránh xa không khí chiến tranh, bên cạnh việc làm sống lại các nghi lễ chào mừng tháng Ramadan."

Dù tình hình kinh tế khó khăn, người dân vẫn tất bật trang trí đèn lồng, mua sắm để chuẩn bị cho lễ hội

Tại các quốc gia Hồi giáo khác như Bangladesh, Ai Cập, Indonesia, Pakistan, bất chấp tình hình kinh tế khó khăn, người dân vẫn tất bật trang trí đèn lồng, mua sắm để chuẩn bị cho lễ hội. Các buổi cầu nguyện quy mô lớn cũng được tổ chức theo nghi thức truyền thống và để hướng tới những người dân Palestine ở dải Gaza.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ấn Độ và Pakistan ngày 10/5 đã bất ngờ đồng ý ngừng bắn, vào thời điểm các cuộc tấn công “ăn miếng trả miếng” giữa hai bên đang leo thang đến mức nguy hiểm.

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 11/5 đã chính thức đề xuất Ukraine nối lại các cuộc đàm phán hòa bình trực tiếp tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) vào ngày 15/5, không kèm theo bất kỳ điều kiện tiên quyết nào.

Tờ New York Times đưa tin, Mỹ đã phê duyệt chuyển giao 100 tên lửa phòng không Patriot và 125 tên lửa pháo binh tầm xa từ kho dự trữ của Đức sang Ukraine.

Mỹ và Iran sẽ tiến hành vòng đàm phán thứ tư liên quan đến chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran, cuộc đàm phán tiếp tục diễn ra tại Oman và do các nhà ngoại giao Oman làm trung gian.

Thủ tướng Pakistan Shehbaz Sharif ngày 10/5 tuyên bố nước này chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn với Ấn Độ, đồng thời bày tỏ hy vọng các vấn đề còn tồn đọng giữa hai quốc gia, bao gồm tranh chấp Kashmir sẽ được giải quyết thông qua đối thoại hoà bình.

Phản ứng trước đề xuất đàm phán hòa bình trực tiếp với Ukraine do Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa ra, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng đây có thể là “một ngày tuyệt vời nhất đối với Nga và Ukraine”, đồng thời cam kết “tiếp tục làm việc với cả hai bên để đảm bảo cuộc đàm phán diễn ra”.