Thách thức với kinh tế Trung Quốc khi ông Trump trở lại

Trung Quốc đang đối mặt với tình trạng bấp bênh khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nhậm chức nhiệm kỳ thứ hai vào ngày 20/1.

Sự phụ thuộc vào xuất khẩu, nhất là vào thị trường Mỹ, đang làm gia tăng các thách thức đối với nền kinh tế Trung Quốc, đặc biệt là trong bối cảnh các biện pháp bảo hộ thương mại và giảm phát đang gia tăng.

Trong năm 2024, Trung Quốc đã ghi nhận thặng dư thương mại kỷ lục gần 1.000 tỷ USD, đóng góp ⅓ vào tăng trưởng kinh tế của quốc gia này. Tuy nhiên, dù kết quả tích cực trong năm qua, các chuyên gia cảnh báo rằng, năm 2025, Trung Quốc sẽ tiếp tục đối mặt với những thách thức lớn.

Cụ thể, cuộc khủng hoảng bất động sản vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc, nhu cầu tiêu dùng trong nước yếu đang kéo theo các vấn đề như giảm phát kéo dài và sự mất giá của đồng nội tệ. Đặc biệt, Chính phủ Trung Quốc đang phải đối mặt với sức ép lớn từ các biện pháp bảo hộ thương mại của Mỹ và các đối tác thương mại lớn, khiến xuất khẩu trở thành yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển.

Dù Trung Quốc đã giảm bớt xuất khẩu sang Mỹ, đây vẫn là một thị trường quan trọng với nước này khi hơn nửa nghìn tỷ USD hàng hóa Trung Quốc được tiêu thụ tại Mỹ vào năm ngoái. Nếu chính quyền của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump áp thêm thuế quan mới, Trung Quốc có thể trả đũa bằng cách đánh thuế lên hàng hóa Mỹ, một động thái đã được thực hiện trước đây.

Một phương án khác mà Trung Quốc đang cân nhắc là tập trung vào thị trường nội địa, tăng cường tiêu dùng để giảm thiểu ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại mới. Chính phủ Trung Quốc có thể triển khai các biện pháp tài khóa mạnh mẽ, bao gồm phát tiền kích thích tiêu dùng cho hộ gia đình, như một cách để đối phó với sự suy giảm từ thị trường xuất khẩu.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Phong trào Hamas bất ngờ tuyên bố vào đêm 11/5 rằng sẽ sớm phóng thích Edan Alexander, con tin người Mỹ cuối cùng còn sống bị giam giữ ở Gaza.

Ngành công nghệ thế giới đang chứng kiến những thay đổi nhanh chóng, cho thấy rõ áp lực không ngừng mà các "ông lớn" đang phải đối mặt trong hành trình đổi mới và thích nghi.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố ông sẵn sàng “đích thân” gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 15/5 tới, nhưng chỉ khi Moscow đồng ý ngừng bắn trước.

Trong bài phát biểu đầu tiên trước công chúng, Đức Giáo hoàng Leo XIV đã lên tiếng kêu gọi các cường quốc thế giới cùng chung tay hướng tới hòa bình, chấm dứt các cuộc xung đột đẫm máu đang diễn ra trên toàn cầu.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan xác nhận, Ankara sẵn sàng tổ chức các cuộc đàm phán trực tiếp giữa Nga và Ukraine, sau đề xuất của Tổng thống Nga Vladimir Putin về việc nối lại đối thoại tại Istanbul.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 11/5 tuyên bố, nước này sẵn sàng đối thoại trực tiếp với Nga nhằm tìm giải pháp chấm dứt xung đột, song nhấn mạnh điều kiện tiên quyết là một lệnh ngừng bắn kéo dài ít nhất 30 ngày.