Taxi bay sẽ trở nên phổ biến

Theo các chuyên gia, triển vọng của thị trường taxi bay là hết sức tiềm năng, có thể đem lại khoản lợi nhuận khổng lồ cho ngành hàng không trong thập kỷ tới. Hãng Joby Aviation đã có màn ra mắt taxi bay đầu tiên trong trung tâm thành phố New York, Mỹ, mở ra hi vọng phương tiện này sẽ được sử dụng rộng rãi trong tương lai.

Chiếc máy bay điện của hãng Joby Aviation đã trở thành chiếc taxi hàng không cất cánh và hạ cánh thẳng đứng bằng điện (eVTOL) đầu tiên bay trong thành phố New York. Ông Joeben Bevirt - nhà sáng lập và là Giám đốc điều hành của công ty cung cấp dịch vụ taxi bay Joby Aviation tự tin rằng công ty có thể bắt đầu các chuyến bay thương mại trong vòng 2 năm tới.

Ông Joeben Bevirt, nhà sáng lập kiêm CEO Công ty Joby Aviation cho biết: "Taxi bay của chúng tôi chạy bằng điện. Chúng có thể cất cánh và hạ cánh thẳng đứng, chở được một phi công và 4 hành khách, bay với tốc độ tối đa 321 km/h".

Công ty Joby Aviation có thể thực hiện chuyến bay thử nghiệm trong khu vực đông dân cư tại thành phố New York nhờ các tiến bộ kỹ thuật cho phép máy bay giảm thiểu tiếng ồn. Tuy nhiên một lý do khác quan trọng không kém là các chính sách hỗ trợ từ phía chính quyền địa phương.

Theo ông Joeben Bevirt, "Thành phố New York thực sự mong muốn phát triển lĩnh vực này. Họ thấy rằng taxi bay sẽ mang lại những thay đổi đáng kể cho giao thông của thành phố vì chúng yên tĩnh hơn nhiều so với trực thăng, do vậy có thể cất và hạ cánh ở các khu vực trong thành phố, chuyên chở hành khách nhanh hơn và tiện hơn".

Theo Joby, chuyến đi từ sân bay trực thăng Downtown Manhattan đến sân bay quốc tế JFK sẽ mất 7 phút bằng taxi hàng không eVTOL, trong khi di chuyến bằng ô tô trung bình khoảng 49 phút.

Chính quyền New York đang nỗ lực tự định vị là thành phố dẫn đầu ngành chở khách bằng đường không sạch sẽ và yên tĩnh trên thế giới. Thị trưởng thành phố New York Eric Adams đã công bố kế hoạch điện khí hoá 2 sân bay trực thăng của thành phố nhằm hỗ trợ các hoạt động eVTOL. Theo đó, sau khi các phương tiện bay eVTOL bắt đầu nhận được chứng nhận FAA vào năm 2025, hai trong số 3 sân bay nằm ở Manhattan sẽ trở thành sân bay điện khí hoá phục vụ phương tiện taxi bay.

Các nhà phát triển cho biết, taxi bay sẽ hoạt động theo mô hình của ngành taxi thông thường. Theo đó hành khách có thể đặt chuyến bay thông qua ứng dụng trên điện thoại di động.

Ông Florian Reuter, Giám đốc điều hành Công ty công nghệ Volocopter của Đức, cho rằng, trong tương lai, taxi bay điện sẽ ngày càng phổ biến và đáp ứng nhu cầu của tất cả mọi người.

“Lúc này, taxi bay có thể sẽ chưa rẻ hơn phương tiện vận tải trên mặt đất, nhưng chúng tôi hy vọng trong tương lai nó sẽ phù hợp với túi tiền của hầu hết mọi người, chứ không phải số ít người có điều kiện kinh tế. Ngoài ra, do chạy bằng điện nên phương tiện này cũng rất an toàn và yên tĩnh” - ông Florian Reuter chia sẻ.

Chia sẻ quan điểm trên, ông Brett Adcock, đồng sáng lập hãng Archer Aviation, công ty đang phát triển máy bay điện có trụ sở tại California, cho rằng, taxi bay sẽ giúp mọi người di chuyển nhanh hơn mà vẫn đảm bảo an toàn.

Công ty Volocopter của Đức, dự kiến sẽ cung cấp dịch vụ taxi bay để đưa đón hành khách, cũng như các vận động viên trong kỳ Thế vận hội Olympics Paris 2024 tại Pháp. Đây được xem là cơ hội vàng để ngành hàng không đánh dấu cột mốc mới trong lịch sử phát triển. Theo kế hoạch, Volocopter cũng hướng đến mục tiêu vận chuyển 100.000 hành khách trên khắp thế giới mỗi giờ trong vòng 10 năm tới.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố kế hoạch áp thuế thương mại toàn diện đối với các đối tác thương mại của Mỹ, vấp phải sự chỉ trích của nhiều quốc gia và khu vực, gây lo ngại về nguy cơ leo thang cuộc chiến thương mại toàn cầu nếu các đối tác thương mại của Mỹ quyết định thực hiện các biện pháp đáp trả.

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 2/4 giờ địa phương, đã công bố các biện pháp thuế quan đối ứng với các đối tác thương mại; ông Trump cũng đã ban bố tình trạng khẩn cấp kinh tế quốc gia vào cùng ngày.

Thỏa thuận đất hiếm giữa Mỹ và Ukraine vốn được lên kế hoạch ký kết vào cuối tháng 2 nhưng đã đổ bể sau cuộc tranh cãi gay gắt giữa Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và người đồng cấp Mỹ Donald Trump. Hơn một tháng trôi qua, tương lai thỏa thuận tiếp tục mờ mịt khi cả hai bên đều cáo buộc gây khó dễ cho nhau.

Sự thay đổi liên tục về chính sách thuế quan của ông Trump khiến thị trường toàn cầu lo ngại, các nhà đầu tư đang đau đầu tính toán xem liệu Tổng thống Mỹ có ý định áp dụng thuế quan vĩnh viễn hay chỉ coi đó là công cụ để thương lượng.

Tại Myanmar, giữa đống đổ nát, đói khát và tuyệt vọng, vẫn có những câu chuyện về lòng trắc ẩn, sự kiên cường và những phép màu mong manh nhen nhóm hy vọng.

Tổng thống Mỹ Donald Trump từng nhiều lần bày tỏ ý định mua lại Greenland từ Đan Mạch, thậm chí tuyên bố không loại trừ khả năng dùng biện pháp quân sự để kiểm soát hòn đảo này.