Tàu vũ trụ Odysseus gửi hình ảnh đầu tiên chụp mặt trăng

Tàu thăm dò Odysseus thuộc một công ty tư nhân của Mỹ sau khi đáp xuống mặt trăng hôm 22/2 đã gửi những hình ảnh đầu tiên về địa điểm cực nam Mặt Trăng.

Ngày 26/2, công ty tư nhân Intuitive Machines đăng hai bức ảnh lên mạng xã hội X, một bức ảnh chụp lúc tàu vũ trụ hạ xuống bề mặt mặt trăng và bức ảnh còn lại chụp khi nó tiếp đất, để lộ lớp đất mặt của miệng núi lửa Malapert.

Hình ảnh bề mặt mặt trăng mà công ty tư nhân Intuitive Machines đăng lên mạng xã hội X

Theo công ty Intuitive Machines, điểm hạ cánh này là điểm xa nhất về phía nam trên Mặt trăng mà bất kỳ phương tiện nào có thể hạ cánh và thiết lập liên lạc với bộ điều khiển mặt đất. Tàu đổ Odysseus là tàu vũ trụ tư nhân đầu tiên chạm tới bề mặt mặt trăng và là tàu đầu tiên của Mỹ lên mặt trăng kể từ năm 1972. Con tàu có chiều cao hơn 4 mét, hạ cánh xuống Mặt Trăng lúc 23h23 (giờ GMT)  ngày 22/2. Con tàu này vận chuyển các thiết bị khoa học từ Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA), với mong muốn khám phá cực nam của Mặt Trăng trước khi gửi các phi hành gia của mình tới đó. Đây cũng là một phần của chương trình khám phá mặt trăng Artemis của NASA.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đến thăm tỉnh Kursk lần đầu tiên kể từ khi Moscow tuyên bố giành lại hoàn toàn quyền kiểm soát khu vực này, sau cuộc đột kích bất ngờ của lực lượng Ukraine năm 2024.

Vương quốc Anh đã đình chỉ các cuộc đàm phán thương mại tự do với Israel vào ngày 20/5, đồng thời áp đặt lệnh trừng phạt đối với một số cá nhân và thực thể ủng hộ bạo lực chống lại cộng đồng người Palestine.

Một ủy ban đặc biệt của Mỹ sẽ xem xét lại quá trình rút quân đầy hỗn loạn của nước này khỏi Afghanistan vào tháng 8/2021.

Israel đang chuẩn bị tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran, ngay cả khi chính quyền Tổng thống Donald Trump đang theo đuổi một thỏa thuận ngoại giao với Tehran.

Đại sứ Ai Cập tại Nga, ông Nazih Elnaggari cho biết, Cairo đang theo dõi sát sao sự phát triển của tuyến hàng hải Bắc Cực và không coi đó là mối quan ngại đối với kênh đào Suez.

Các doanh nghiệp Nga và Malaysia hiện đang phối hợp xử lý vấn đề nhập khẩu năng lượng Nga, bao gồm cả khí tự nhiên hóa lỏng (LNG), theo thông tin từ Đại sứ quán Nga tại Kuala Lumpur.