Tàu Starliner của Boeing đưa phi hành gia lên vũ trụ
Tàu CST-100 Starliner, chở hai phi hành gia Barry Butch Wilmore và Sunita Suni Williams, đã cất cánh thành công từ bãi phóng Cape Canaveral nhờ tên lửa đẩy Atlas V.
Hai phi hành gia Wilmore và Williams sẽ kiểm tra các khả năng của Starliner, bao gồm hiệu suất động cơ đẩy, hiệu quả của bộ đồ vũ trụ khi hoạt động trong tàu và chế độ điều khiển bằng tay.
Đây là chuyến bay thử nghiệm cần thiết trước khi NASA có thể chứng nhận Starliner cho các nhiệm vụ phi hành gia thông thường.

Giờ đây, trong không gian, con tàu sẽ cần thực hiện các thao tác chính xác để cập bến trạm ISS sau 25 tiếng và chứng minh rằng nó có thể là nơi trú ẩn an toàn của các phi hành gia trong khoảng 8 ngày nếu xảy ra sự cố. Sau đó tàu cần phải đưa hai phi hành gia trở về Trái đất an toàn.
Hãng Boeing, với hoạt động kinh doanh máy bay thương mại, hiện đang phải đối mặt với một loạt cuộc khủng hoảng liên quan đến máy bay phản lực 737 MAX, bởi vậy, họ rất cần một chiến thắng trong lĩnh vực không gian cho liên doanh Starliner, vốn đã chậm tiến độ vài năm và vượt quá ngân sách hơn 1,5 tỷ USD.
Đưa Starliner lên vũ trụ là một quá trình khó khăn đối với Boeing theo hợp đồng có giá cố định trị giá 4,2 tỷ USD với NASA, cơ quan muốn dự phòng hai chuyến bay khác nhau của Mỹ tới ISS.


Chính sách siết chặt của Mỹ có thể lại trở thành “chất xúc tác” đẩy nhanh quá trình tự cường công nghệ của Trung Quốc - điều mà Washington có lẽ không hề mong muốn.
Phiên dịch viên Oleg Golovko, thành viên trong nhóm của Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Rustem Umerov, bất ngờ rời bỏ cuộc đàm phán với phía Nga tại Istanbul hôm 19/5 và biến mất không dấu vết.
Cựu Tổng thống Mỹ Joe Biden chưa từng được chẩn đoán mắc ung thư tuyến tiền liệt trước đây, lần cuối cùng ông khám sàng lọc là vào năm 2014.
Ít nhất 85 người Palestine đã thiệt mạng trong chiến dịch quân sự của Israel khi nước này gia tăng các cuộc không kích nhằm vào Dải Gaza.
Giới lãnh đạo Iran đồng loạt chỉ trích lập trường của Mỹ về chương trình làm giàu Urani, đồng thời cảnh báo nguy cơ đổ vỡ của các cuộc đàm phán gián tiếp giữa hai bên.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đến thăm tỉnh Kursk lần đầu tiên kể từ khi Moscow tuyên bố giành lại hoàn toàn quyền kiểm soát khu vực này, sau cuộc đột kích bất ngờ của lực lượng Ukraine năm 2024.
0