Tạo môi trường giúp học sinh giỏi ngoại ngữ
Tại ngôi trường THCS Trưng Vương, thứ Năm hàng tuần được chọn là “Ngày ngôn ngữ”. Học sinh đến trường, sử dụng ngôn ngữ mình được học để giao tiếp, trò chuyện, giao lưu với các bạn trong tất cả các hoạt động, giờ nghỉ và giờ ra chơi. Cách làm này nhằm khuyến khích học sinh tự tin và tự nhiên hơn trong khi giao tiếp bằng một ngôn ngữ khác ngoài tiếng mẹ đẻ.
Em Cao Ngọc Hà An, lớp 6A1 trường THCS Trưng Vương ( quận Hoàn Kiếm) chia sẻ: "Trong 'Ngày ngôn ngữ' con cảm thấy rất là vui và háo hức bởi con sẽ mang những gì đã học trong sách vở mang vào đời thực và áp dụng ngôn ngữ thứ hai vào nói chuyện với các bạn. Điều này rất thú vị vì tiếng Anh cũng là một bộ môn rất là quan trọng có thể giúp chúng con giao tiếp tốt hơn và giúp ích trong cuộc sống".
Cô giáo Trần Vân Hương cho biết: "Trong 'Ngày ngôn ngữ', các học sinh trong trường sẽ sử dụng ngôn ngữ thứ hai mình được học để giao tiếp, trong đó các ngôn ngữ sẽ được sử dụng là tiếng Hàn, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Nhật và tiếng Anh. Qua 4 tuần, lượng học sinh sử dụng ngôn ngữ thứ hai tăng lên rất nhiều so với tuần đầu tiên. Học sinh có thể thoải mái nói chuyện với nhau bằng các ngôn ngữ qua các chủ đề mà thầy cô đưa trước. Đồng thời, học sinh tìm hiểu sẵn các từ vựng để phát triển từ vựng theo chủ đề. Mục tiêu cuối cùng của trường Trưng Vương là các học sinh có thể trở thành công dân toàn cầu".
Bạn Nguyễn Ngọc Bảo Hân, lớp 8A1 trường THCS Trưng Vương (quận Hoàn Kiếm) cho hay: "Ở trường chúng con sẽ nói chuyện với thầy cô giáo và các bạn bằng ngôn ngữ khác lớp con thì nói tiếng Anh. Vào ngày thứ Năm đó, con sẽ quay các vlog nhỏ và đi phỏng vấn bằng tiếng Anh để có tính tương tác nhiều người hơn".
Để tiếng Anh hay bất kỳ thứ tiếng nào trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học, thì cần phải có lộ trình nhất định, trong đó, quan trọng là xây dựng môi trường để học sinh có được sự phản xạ tốt, sử dụng ngoại ngữ thường xuyên.
Sáng 20/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo. Đề cập đến quy định về mức phụ cấp thâm niên với nhà giáo được điều động sang cơ quan quản lý giáo dục, nhiều đại biểu đề nghị cần bảo lưu chế độ phụ cấp thâm niên với nhà giáo được điều động.
Góp ý về quy định bồi dưỡng nhà giáo trong dự án Luật Nhà giáo, Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương cho rằng, nên rà soát lại quy định này theo hướng lược bớt những áp lực về các chứng chỉ, các lớp bồi dưỡng bắt buộc cho nhà giáo.
Góp ý về quy định quyền nhà giáo được dạy thêm trong dự án Luật Nhà giáo, Đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền - Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An cho rằng, học thêm là nhu cầu thực tế của nhiều học sinh, phụ huynh và gia đình. Bên cạnh việc khuyến khích người học tự học, tự nghiên cứu thì cần nhà giáo định hướng, hướng dẫn là nhu cầu chính đáng. Và cần xem dạy thêm như một nghề có thu.
Cùng với trang bị kiến thức, kỹ năng cho học sinh, việc tạo dựng ngôi trường hạnh phúc cũng đã và đang được Trường Tiểu học Phú Diễn (phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm) chú trọng, với mục tiêu tạo dựng môi trường học tập và làm việc thoải mái, sáng tạo để “Thầy cô hạnh phúc - Học sinh hạnh phúc”.
Ở lứa tuổi trung học phổ thông, nhiều em học sinh đã có những rung động, tình yêu đầu đời. Tuy nhiên, lứa tuổi này cũng dễ bị tổn thương nếu không được trang bị đầy đủ các kiến thức về lối sống, tâm lý, giới tính. Giáo dục giới tính cho học sinh hiện được nhiều trường học, các thầy cô giáo chú trọng để nâng cao kỹ năng sống cho các em.
Hôm nay (20/11) là kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam và cũng là dịp để xã hội ghi nhận và tôn vinh những đóng góp của các thầy, cô giáo trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ.
0