Tạo cơ hội để Thủ đô bứt phá

Sáng 14/11, Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Hà Nội phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học “Triển khai Luật Thủ đô số 39/2024/QH15: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”.

Tham dự hội thảo có PGS.TS Lê Hải Bình - Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong; Phó Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Phạm Quí Tiên; Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai.

Ngày 28/6/2024, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Thủ đô (Luật số 2024/QH15). Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025. Luật gồm 7 chương, 54 điều (tăng 3 chương, 27 điều so với Luật Thủ đô năm 2012), bám sát 5 quan điểm chỉ đạo xây dựng dự thảo và 9 nhóm chính sách đã được Quốc hội quyết định với nhiều nội dung mới, hướng đến việc phân quyền, phân cấp mạnh mẽ trên các lĩnh vực cùng nhiều giải pháp chính sách đặc thù, vượt trội, phù hợp với tình hình thực tiễn, định hướng phát triển đất nước, Thủ đô Hà Nội trong giai đoạn mới.

Luật Thủ đô 2024 ra đời nhằm đáp ứng mục tiêu đặt ra của nghị quyết của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Đây là luật có ý nghĩa đặc biệt vì Hà Nội là trung tâm chính trị, hành chính, văn hóa và kinh tế quan trọng của cả nước. Luật Thủ đô đã xóa nhiều rào cản hành chính, tháo gỡ các điểm nghẽn, đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của Hà Nội trong bối cảnh đô thị hóa nhanh chóng, đồng thời khơi thông pháp lý để Thủ đô Hà Nội phát triển một cách bền vững và hiện đại.

Hội thảo nhằm làm rõ những cơ sở lý luận và thực tiễn, xác định rõ tính chất, tầm quan trọng của việc triển khai Luật Thủ đô đặt trong bối cảnh triển khai thực hiện nghị quyết Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII (Hội nghị Trung ương 10) và chỉ đạo của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đẩy mạnh cải cách thể chế để phục vụ mục tiêu phát triển, tháo gỡ các điểm nghẽn, huy động được mọi nguồn lực để Thủ đô phát triển, đóng góp xứng đáng vào sự phát triển của đất nước trong thời kỳ bước vào kỷ nguyên mới.

Ban Tổ chức đã nhận được 62 bài viết của các tác giả là nhà khoa học, cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp về nhiều chủ đề, nhiều khía cạnh khác nhau của việc thực hiện Luật Thủ đô. Các tham luận và ý kiến phát biểu tại hội thảo đã đề xuất xây dựng một hệ thống các văn bản, quy định, giải pháp để cụ thể hoá các cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội; gợi mở cho Hà Nội việc vận dụng những cơ chế, chính sách phù hợp với vị trí, vai trò, chức năng của Thủ đô theo quy định của Hiến pháp năm 2013; những yêu cầu quản trị, phát triển đặt ra đối với Hà Nội, cách thức khai thác hiệu quả các cơ chế đặc thù để Luật Thủ đô đi vào cuộc sống, vấn đề huy động tối đa các nguồn lực để phát triển Thủ đô cũng là những vấn đề được thảo luận thẳng thắn và sôi nổi.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tình trạng thu phí không dừng (ETC) tại các cửa ngõ sân bay chưa thực sự "trơn tru" khiến nhiều tài xế không khỏi băn khoăn.

Hải Phòng phải xác định đúng, đầy đủ, sâu sắc, toàn diện các giá trị đặc trưng gắn với lịch sử vùng đất, lịch sử văn hóa, con người, các điều kiện tự nhiên, tiềm năng, lợi thế, mức độ phát triển của địa phương.

Tình trạng ùn tắc ở các trung tâm đăng kiểm đang có dấu hiệu xuất hiện trở lại, đặc biệt là ở khu vực nội thành, dù đã có nhiều biện pháp tháo gỡ khó khăn cho hoạt động đăng kiểm xe cơ giới.

Bộ trưởng Bộ Công Thương, Trưởng Đoàn đàm phán Chính phủ Nguyễn Hồng Diên vừa có cuộc gặp và làm việc với lãnh đạo các Tập đoàn Excelerate, Lockheed Martin, Space X và Google.

Nhiều đại biểu Quốc hội đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) 2% áp dụng đồng loạt cho tất cả hàng hóa, dịch vụ thay vì loại trừ một số nhóm như đề xuất của Chính phủ.

Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Nguyễn Doãn Toản sáng 21/5 đã chủ trì buổi làm việc với Sở Quy hoạch - Kiến trúc về việc thực hiện Chỉ thị số 07 và Chỉ thị số 36 của Thành ủy.