Tăng trưởng tín dụng mới đạt 9% toàn hệ thống
Với việc giải ngân gói tín dụng với 17 ngân hàng đăng ký từ đầu năm nhằm hỗ trợ doanh nghiệp với các tiêu chí giảm lãi suất cho vay, cơ cấu lại nợ giữ nguyên nhóm nợ, nguồn vốn tín dụng sẽ tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên sản xuất kinh doanh, nông nghiệp nông thôn và xuất nhập khẩu.
Trong Hội nghị kết nối ngân hàng - doanh nghiệp do Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP Hồ Chí Minh và các đơn vị liên quan phối hợp tổ chức mới đây, nhiều doanh nghiệp cho biết, so với năm ngoái, tình hình kinh doanh có sự khởi sắc hơn. Càng về cuối năm, nhu cầu vốn sẽ càng tăng. Do đó, sự hỗ trợ vốn kịp thời là rất cần thiết

Ông Mai Văn Khánh, Giám đốc HTX Rasafood, cho biết: "Chúng tôi cũng giống như nhiều hợp tác xã khác, khi tiếp cận nguồn vốn vay, ban đầu chúng tôi cũng gặp phải một số khó khăn vì chúng tôi chưa hiểu ra được vai trò cũng như lộ trình, đặc biệt điều kiện để tiếp cận vốn vay. Sau khi chúng tôi được các cơ quan ban ngành thông qua cũng như được ngân hàng tư vấn cho, đặc biệt là phải minh bạch trong vấn đề thu chi, chúng tôi đã khắc phục và sau hai năm chúng tôi mới tiếp cận được nguồn vốn vay ưu đãi này".
Mục tiêu tăng trưởng tín dụng của năm nay là 15%, hiện mới đạt 9% toàn hệ thống. Trong 2,5 tháng còn lại, để đạt tăng trưởng 6% còn lại, đòi hỏi nỗ lực rất lớn của toàn ngành ngân hàng. Theo đại diện một ngân hàng, cho vay lĩnh vực nào cũng có khó khăn nhưng là người làm kinh doanh ngân hàng, phải tìm ra giải pháp tiếp cận khách hàng nhanh nhất để vừa kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp, vừa thúc đẩy tăng trưởng tín dụng.

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM tiếp tục phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Liên minh Hợp tác xã thành phố SaigonCo.op tổ chức các hội nghị kết nối cho vay theo chuyên đề đối với lĩnh vực nông nghiệp nông thôn và lĩnh vực xuất nhập khẩu. Việc thực hiện tốt chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp đã phần nào thúc đẩy tăng trưởng tín dụng trên địa bàn.
Ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP.HCM cho biết: "Việc định hướng của UBND Thành phố về chương trình phát triển nông nghiệp ở đô thị mang ý nghĩa quan trọng. Ngành ngân hàng, ngoài việc thực hiện việc phát triển của lĩnh vực nông nghiệp nông thôn theo định hướng của Chính phủ, của Ngân hàng Trung ương, chúng tôi còn gắn liền với việc cho vay vào chương trình nông nghiệp ở đô thị của thành phố. Cụ thể, ngành ngân hàng đã và đang đáp ứng tốt nhất nhu cầu vốn cho lĩnh vực này với tổng dư nợ tín dụng hiện nay là 345.000 tỷ, chiếm khoảng 8 % so với tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn".
Đến nay, 31 hội nghị đối thoại và ký kết cho vay vốn đã được thực hiện trên địa bàn TP. HCM, với trên 6.000 doanh nghiệp tham gia. Thông qua chương trình đối thoại, phổ biến thông tin chính sách, đã tháo gỡ và giải quyết khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp về vốn, dịch vụ ngân hàng với tổng số vốn được giải ngân trực tiếp tại hội nghị đạt 58.144 tỷ đồng.


Nhiều doanh nghiệp và hiệp hội ngành hàng đề xuất bỏ quy định công bố hợp quy bởi quy định này mang nặng tính hình thức, gây lãng phí chi phí, thời gian và cả cơ hội kinh doanh.
Nhiều doanh nghiệp tại TP. HCM đã chủ động tham gia chương trình "tick xanh trách nhiệm" để đảm bảo hàng hóa có chất lượng ổn định khi đến tay người tiêu dùng.
Chuyển đổi xanh giúp doanh nghiệp giữ vững lợi thế cạnh tranh, gia tăng xuất khẩu trong giai đoạn mới.
Tập đoàn Vingroup (HOSE: VIC) vừa công bố nhận chuyển nhượng toàn bộ 79% cổ phần tại CTCP Giải pháp Công nghệ Thông tin VinIT từ CTCP Vinhomes.
Quyền quyết định cho vay không tài sản bảo đảm, lãi suất đặc biệt 0%/ năm có thể được chuyển từ Thủ tướng sang Ngân hàng Nhà nước.
Thị trường chứng khoán khởi sắc mạnh mẽ trong phiên giao dịch 20/5 với gần 19 điểm tăng cho chỉ số, đáng chú ý cổ phiếu VIC tăng trần lên 91.500 đồng/cổ phiếu.
0