Tăng sức mua nhờ mở rộng bán lẻ đa kênh

Nhiều chuỗi bán lẻ đang tăng tốc mở rộng kênh bán, cải thiện trải nghiệm mua sắm trực tiếp và đón đầu đà phục hồi của thị trường để đạt mục tiêu tăng trưởng trong năm 2025.

Từ cửa hàng truyền thống cho đến nền tảng số, cuộc đua giành sức mua của người tiêu dùng đang ngày càng quyết liệt.

Siêu thị GO! Thăng Long đã bắt đầu triển khai dịch vụ giao hàng tận nơi đến khách hàng được gần 5 năm. Năm nay, siêu thị tập trung đẩy mạnh các chương trình ưu đãi dành riêng cho khách hàng mua sắm qua ứng dụng, nhằm thúc đẩy doanh thu từ kênh online. Hiện nay, lượng người dùng thường xuyên đã cán mốc 500.000 người, chiếm khoảng 15% tổng số khách hàng toàn hệ thống.

Ông Nguyễn Minh Tuấn - Giám đốc Siêu thị GO! Thăng Long cho hay: “Đối với kênh online, chúng tôi hiện đang có 700 - 750 đơn hàng/ngày. Doanh thu chiếm khoảng 11% tổng doanh thu cả tháng. Một lợi thế của kênh online là hỗ trợ khách hàng thanh toán không cần tiền mặt. Ngoài các kênh online mà chúng tôi gọi là omnichannel, chúng tôi cũng đem đến nhiều chương trình khuyến mãi cho khách hàng mua sắm trực tiếp như giảm giá sâu hai lần một tháng. Nhờ đó, doanh thu quý I có sự tăng trưởng tốt so với cùng kỳ năm ngoái”.

Nếu như trước đây, các kênh online chủ yếu chỉ bán đồ khô, thực phẩm đóng gói sẵn, thì nay đã mở rộng sang cả mặt hàng tươi sống. Để kích thích nhu cầu tiêu dùng, nhiều siêu thị cũng gia tăng bán kính giao hàng miễn phí và hạ mức giá trị tối thiểu để được miễn phí vận chuyển. Không dừng lại ở đó, một số thương hiệu còn đẩy mạnh livestream bán hàng, tung các đợt flash sale theo khung giờ và cam kết giao nhanh trong vòng hai giờ, tạo nên cuộc đua doanh số ngày càng quyết liệt trong ngành bán lẻ.

Đẩy mạnh chuyển đổi số, đầu tư vào nền tảng trực tuyến và xây dựng trải nghiệm mua sắm liền mạch giữa online và offline (O2O) đang trở thành hướng đi chủ đạo của nhiều doanh nghiệp bán lẻ.

Bà Lê Thị Hương Thắm - Giám đốc Trung tâm Bách hóa tổng hợp và Siêu thị AEON Xuân Thủy cho biết: “Chúng tôi rất chú trọng bán hàng thương mại điện tử, hay chúng tôi còn gọi là bán hàng đa kênh trên hàng thương mại điện tử, bán hàng qua điện thoại, bán hàng qua app,... Không chỉ là giao hàng miễn phí mà chúng tôi còn nhiều chương trình ưu đãi như áp dụng voucher khi mua hàng đa kênh. Nếu khách hàng bận rộn không thể đến AEON mua sắm thì chúng tôi sẵn sàng phục vụ tận nhà”.

Theo số liệu mới công bố của Cục Thống kê, tính chung quý I/2025, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt hơn 1.700 nghìn tỷ đồng, tăng 9,9% so với cùng kỳ năm trước. Những con số tích cực này cho thấy sức bật của thị trường bán lẻ trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Tuy nhiên, để duy trì đà tăng trưởng bền vững, các doanh nghiệp cần đầu tư chiều sâu vào công nghệ, logistics và chất lượng dịch vụ – những yếu tố sẽ quyết định vị thế trong cuộc đua bán lẻ thời đại số.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trung Quốc có 5.351 dự án còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký khoảng 32,2 tỷ USD, đứng thứ 6/150 đối tác đầu tư.

Thị trường chứng khoán ngày 14/4 bùng nổ khi nhóm cổ phiếu họ Vin – đặc biệt là VIC và VHM đồng loạt tăng kịch trần, góp hơn 8 điểm vào đà tăng mạnh của VN-Index.

Bộ trưởng Thương mại Mỹ Howard Lutnick cho biết, các sản phẩm công nghệ quan trọng từ Trung Quốc sẽ phải đối mặt với mức thuế mới trong vòng hai tháng tới.

Giá vàng trong nước sáng 14/4 đồng loạt tăng mạnh, vàng miếng SJC thiết lập đỉnh mới, vượt 107 triệu đồng/lượng.

Becamex IDC - doanh nghiệp hạ tầng lớn nhất khu vực phía Nam đã ra thông báo tạm hoãn đợt đấu giá hơn 300 triệu cổ phiếu ra công chúng.

Giá vàng miếng trong nước ngày 14/4 ổn định với giá mua vào khoảng 103 triệu đồng/lượng và bán ra ở mức 106,5 triệu đồng/lượng tại các thương hiệu.