Đề xuất tăng lương cho giáo viên
Đời sống của giáo viên đã có những cải thiện nhất định, mức lương cũng được điều chỉnh tăng qua từng năm. Thế nhưng, như những ghi nhận thực tế, để giáo viên có thể yên tâm sống bằng lương, vẫn còn là một bài toán chưa có lời giải thỏa đáng.
Trong bối cảnh đổi mới giáo dục, đội ngũ giáo viên trẻ được kỳ vọng sẽ mang đến một làn gió mới cho ngành giáo dục. Tuy nhiên, chính những giáo viên này lại đang đối mặt với nhiều khó khăn nhất, từ áp lực chuyên môn, trách nhiệm giảng dạy, cho đến mức thu nhập chưa thực sự đảm bảo. Trên thực tế, tình trạng giáo viên nghỉ việc vì thu nhập thấp đã không còn là chuyện hiếm gặp.
Bà Nguyễn Thị Hồng Việt, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Kim Đồng, quận Ba Đình, Hà Nội, chia sẻ, nếu chỉ với mức lương cơ sở, đối với giáo viên Tiểu học hiện tại còn nhiều khó khăn bởi chi phí sinh hoạt hiện nay tăng cao, công việc nhiều áp lực và họ hầu như không có thời gian làm thêm các việc khác để cải thiện thu nhập. Chính vì vậy, bà cùng nhiều giáo viên khác cũng kì vọng Luật Giáo dục được thông qua để nhà giáo có mức lương phù hợp hơn, yên tâm công tác.
Ông Triệu Thế Hùng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội, nhận định: "Dù lương có tăng lên, nhưng phụ cấp và thâm niên là thu nhập của giáo viên lại giảm đi. Chúng tôi kì vọng sẽ sớm có các kiến nghị giúp nâng cao đời sống của giáo viên".
Hơn 1 triệu nhà giáo trên cả nước đang chờ đợi một chính sách tiền lương công bằng, đủ để họ an tâm gắn bó với nghề. Luật Nhà giáo được kỳ vọng sẽ giải quyết vấn đề này một cách căn cơ, giúp giáo viên thực sự được tôn vinh và có điều kiện cống hiến hết mình.
Ông Hoàng Văn Cường, Đoàn ĐBQH Thành phố Hà Nội, cho rằng: "Chúng ta nên cân nhắc đến việc xây dựng một bảng lương dành riêng cho giáo viên, bởi đây là đội ngũ vô cùng đông đảo. Và từ đó, xây dựng một bảng lương, thang lương phù hợp với từng vị trí việc làm".
Ông Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, cho biết: "Đối tượng mong muốn có sự cải thiện nhiều nhất và cũng chiếm số đông nhất là giáo viên ở bậc mầm non và tiểu học. Các chế độ và chính sách đều tính theo lương cơ sở cho nên việc điều chỉnh vừa qua mới chỉ là bước đầu. Để động viên và giúp nâng cao đời sống giáo viên mầm non và tiểu học, sẽ cần thực hiện các bước tiếp theo của cải cách theo nghị quyết 29".
Các nhà giáo trên cả nước vẫn tiếp tục chờ. Đó là sự chờ đợi đơn giản nhất về sự "đủ sống" của đồng lương, chưa nói tới "cải thiện đời sống" hay "tạo động lực"... Giới hạn của giáo viên là giới hạn của đổi mới giáo dục. Nếu giáo viên vẫn còn bị giới hạn trong những nỗi lo cơm áo gạo tiền, trong công việc làm thêm kiếm sống, thật khó để yêu cầu họ tập trung trau dồi chuyên môn, tận tụy với học trò, cống hiến hết lòng cho sự nghiệp giáo dục.


Lễ ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57 giữa Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP. HCM và Đại học Bách khoa Hà Nội đã diễn ra trong chiều 3/4.
Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Ba Đình tổ chức hội thảo với chủ đề “Kỷ nguyên số: Khám phá lớp học iPad và trường học thông minh” tại Trường Tiểu học Thủ Lệ.
Giáo viên tiếng Anh hiện nay dễ dàng sáng tạo trong thiết kế bài giảng, lựa chọn các ứng dụng phần mềm công nghệ để hỗ trợ, tạo nên những tiết học hấp dẫn và hiệu quả.
Các địa phương chậm báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo về thực hiện Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm bao gồm: Quảng Ninh, Đắk Lắk, Đồng Nai, Tiền Giang, Tây Ninh, Vĩnh Phúc và Bà Rịa - Vũng Tàu.
Chương trình ôn thi tốt nghiệp THPT của Đài Hà Nội sẽ bắt đầu lên sóng từ ngày 4/4 trên kênh H2 và ứng dụng Hanoi ON.
Tổng chỉ tiêu tuyển sinh của 8 trường khối công an năm nay là hơn 2.300, trong đó Học viện An ninh nhân dân tuyển nhiều nhất với 540 chỉ tiêu, Bộ Công an thông tin.
0