Tăng lợi thế cạnh tranh cho nông sản Việt
Mẫu mã cũng phong phú, mức giá trung bình từ 300.000 đồng - 1 triệu đồng, thiết thực trong nhu cầu sử dụng là những lý do khiến chị Trần Phương Loan cũng như nhiều người tiêu dùng lựa chọn nông sản là quà Tết cho người thân và gia đình.
Chị Trần Phương Loan - Quận Thanh Xuân, Hà Nội chia sẻ, mình là người Việt Nam nên hướng đến những gì truyền thống và dân dã thôn quê cho nên vấn đề chọn hàng thực phẩm hay nông sản phục vụ tết, thông thường tôi hay chọn nông sản của vùng Tây Bắc hay những vùng thôn quê. Thứ nhất là mình mua ủng hộ bà con. Thứ hai là mình biết rõ nguồn gốc vùng trồng.

Chị Võ Phương Nhung - Quận Đống Đa, Hà Nội cho biết, gạo, thịt và những thực phẩm thiết yếu dành cho nhu cầu hàng ngày rất bình ổn giá và có nhiều chương trình cho người dân.
Theo ghi nhận của các sàn thương mại điện tử chuyên tập trung quảng bá và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp Việt, tốc độ tiêu thụ các sản phẩm nông sản dịp tết năm nay đã tăng 30%.
Ông Nguyễn Thế Anh - Giám đốc Trung tâm Kinh doanh phân phối, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam cho biết, xu hướng tiêu dùng của người dân cũng đang hướng đến sản phẩm nội, đặc biệt là mặt hàng nông sản từ vùng Tây Bắc. Ngoài những sản phẩm đóng gói thì chúng tôi cũng tập trung vào những sản phẩm tươi và chúng tôi cũng thay đổi mô hình. Đối với những người dùng trực tiếp trên mạng, họ cũng có thể vào tìm hiểu và lựa chọn những sản phẩm nông sản rỗ nguồn gốc.

Giỏ quà nông sản thường có giá thành bình ổn do không phải chiu thuế, phí vận chuyển cao nên dễ dang thu hút người tiêu dùng. Tuy nhiên, với đặc thù sản phẩm tươi, thời gian bảo quản hạn chế vẫn là những rào cản của các sản phẩm quà nông sản.
Ông Nguyễn Thế Anh - Giám đốc Trung tâm Kinh doanh phân phối, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam chia sẻ thêm, để khắc phục nhược điểm này chúng tôi đang tích cực điều chỉnh quy trình nội bộ và phối hợp với các đơn vị trên địa bàn để hướng dẫn bà con, người sản xuất về quy cách thu hoạch và đóng gói, vận chuyển sản phẩm, đảm bảo hạn chế ít nhất rủi ro.

Bà Đỗ Tuệ Tâm - Phó Tổng Giám đốc thường trực Tổng công ty Thương mại Hà Nội chia sẻ, chúng tôi có những mặt hàng giỏ chuyên quà nông sản từ các vùng miền, thông qua sự giới thiệu của Sở Công thương, UBND thành phố, các cục xúc tiến nên mặt hàng rất ổn định. Năm nay mặt hàng của các doanh nghiệp trong nước cũng rất bắt mắt, từ bao bì cho đến chất lượng hàng cũng được cải thiện hơn so với mọi năm.
Theo các chuyên gia, trong xu hướng hiện nay, lựa chọn nông sản cho giỏ quà Tết là ưu việt nhất vì vừa kích cầu nông sản Việt, vừa là hình thức để cổ vũ cho xu hướng tiêu dùng xanh, xanh từ đồng ruộng đến bàn ăn.
Tuy nhiên, để phát triển thị trường nông sản có sức cạnh tranh trong nước và quốc tế, các doanh nghiệp phải liên tục chuyển đổi tư duy sản xuất tập trung và nâng cao giá trị, hiệu quả, đa dạng theo chuỗi giá trị phù hợp với yêu cầu của thị trường.


Novaland vừa công bố đơn từ nhiệm của hai thành viên HĐQT là ông Ng Teck Yow và bà Nguyễn Mỹ Hạnh với lý do tái cấu trúc và nguyện vọng cá nhân.
Thị trường chứng khoán Mỹ và đồng USD ngày 3/4 đã tụt dốc mạnh, khi các nhà giao dịch phản ứng với thông báo thuế quan mà Tổng thống Donald Trump đưa ra một ngày trước đó.
Doanh nghiệp Việt Nam cần sẵn sàng cho kịch bản xấu nhất, tránh bị động và rút kinh nghiệm từ đợt sốc lần này trước quyết định cuối cùng về thuế đối ứng của Mỹ.
Trước quyết định áp thuế đối ứng lên tới 46% từ Hoa Kỳ, Bộ Công Thương cho biết cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành và doanh nghiệp, đặc biệt là thúc đẩy đàm phán các FTA với các thị trường mới.
Trường Đại học Thương mại đã công bố Báo cáo thường niên Kinh tế và Thương mại Việt Nam 2024 với chủ đề “Công nghệ AI trong kỷ nguyên số” và đưa ra 3 kịch bản dự báo triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2025.
Thị trường các quốc gia Hồi giáo Halal với hơn 2 tỷ người, đang là một thị trường xuất khẩu tiềm năng cho nông sản Việt Nam.
0