Tăng chỉ tiêu, giảm áp lực vào lớp 10 công lập
Chọn trường công lập nào, đề nguyện vọng ra sao để con có cơ hội đỗ vào lớp 10 công lập đang là mối lo lớn nhất của gia đình chị Trần Thị Hồng: "Vì đứa đầu không đỗ nên tôi cho con vào dân lập, còn cháu thứ hai thì chúng tôi hi vọng con vào được công lập để đỡ áp lực về kinh tế, vì tiền học là nỗi lo lớn với phụ huynh. Các con đều muốn được vào trường công lập học tập để thoải mái và tự tin".

Năm 2024, Hà Nội có 136.000 học sinh lớp 9, tăng 7.000 so với năm trước. Để giảm áp lực, Sở GD&ĐT Hà Nội đề xuất được áp dụng cơ chế đặc thù trong công tác tuyển sinh vào lớp 10 tại các trường THPT công lập ở các quận và một số vùng giáp ranh khu vực nội thành, như tăng số lớp trong mỗi trường từ 45 lên 50, sĩ số mỗi lớp cũng tăng tương ứng.
Ông Lê Trung Tín, Hiệu trưởng trường THPT Thăng Long, cho biết: "Hà Nội đặc thù về dân số nên điều chỉnh sĩ số cần phù hợp với hoàn cảnh và đáp ứng được nhu cầu giáo dục. Tôi hoàn toàn ủng hộ chủ trương này".

Bà Nguyễn Bội Quỳnh, Hiệu trưởng trường THPT Việt Đức, đồng tình với giải pháp này: "Dân số tăng lên mà trường thì chưa kịp phát triển, nên nếu như trường đáp ứng được thì nên tăng cơ hội cho các em vào lớp 10 công lập".
Việc tăng số lớp và tăng sĩ số sẽ giảm bớt phần nào sức nóng của kỳ thi vào lớp 10 ở Thủ đô. Tuy nhiên, tăng thêm học sinh thì áp lực với việc dạy học của giáo viên, công tác quản lý của các trường cũng tăng theo, khi mà chương trình giáo dục phổ thông mới đang dần đi đến những khối cuối cùng.

Việc tăng sĩ số hay tăng số lớp ở các trường sẽ chỉ là giải pháp trước mắt. Về lâu dài, cần phải có thêm trường THPT, nhất là ở những quận, huyện có tốc độ tăng dân số nhanh.


Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề xuất Quốc hội dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi nội dung: Học sinh tốt nghiệp cấp 2 chỉ cần hiệu trưởng xác nhận thay vì cấp bằng. Sự thay đổi này phù hợp với chính quyền địa phương hai cấp và xu thế quốc tế.
Từ khóa “tự học” và “học suốt đời” được nhấn mạnh như sợi chỉ đỏ xuyên suốt tư tưởng giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề “Bác Hồ với giáo dục, giáo dục với Bác Hồ”.
Trong môi trường giáo dục, quyết định kỷ luật có thể mang lại động lực cho học sinh, nhưng ngược lại cũng có thể làm các em xấu hổ, dẫn đến suy nghĩ tiêu cực. Kỷ luật nên xuất phát từ tình yêu thương, sự bao dung và tôn trọng học trò, không làm tổn thương các em.
5 trường THCS chất lượng cao ở Hà Nội thu học phí lớp 6 từ 3,6-5,78 triệu đồng một tháng, tương đương nhiều trường tư.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã phối hợp với Thành đoàn Hà Nội, Sở Nội vụ và UBND quận Nam Từ Liêm tổ chức ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động năm 2025, vào sáng 11/5.
Trong bối cảnh Thông tư 29 quy định về dạy thêm, học thêm có hiệu lực, các trường học tại Hà Nội đã chủ động nhiều giải pháp để hỗ trợ học sinh lớp 12 ôn tập hiệu quả.
0