Tái sinh di sản qua ngôn ngữ thời trang hiện đại

Là một trong những điểm nhấn thú vị của Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2023, tọa đàm “Thời trang và Di sản” mang đến những góc nhìn mới về ngành thời trang, trong việc kết hợp giữa bảo tồn các giá trị truyền thống với kỹ thuật và ngôn ngữ của thời trang hiện đại.

Theo các đại biểu, các giá trị truyền thống luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho những nhà thiết kế trẻ sáng tạo và thể hiện tinh thần tự hào dân tộc.

Chủ đề di sản dần trở thành xu hướng trong tất cả các ngành nghề, không chỉ ở thiết kế thời trang mà trong âm nhạc, trong nghệ thuật trình diễn và các ngành nghề khác.

Tọa đàm “Thời trang và Di sản” là cơ hội cho các nhà thiết kế trẻ đề xuất một số giải pháp kết hợp những giá trị truyền thống với ngôn ngữ thời trang để tạo ra những bộ sưu tập mang tính thẩm mỹ cao, phù hợp với thời đại.

Nhà thiết kế Đào Hồng Nhung chia sẻ: "Tôi thấy di sản rất quan trọng trong việc thể hiện thời trang, hay nghệ thuật vì phải có nơi khởi nguồn bắt đầu mới tìm được bản sắc của mình trong đấy".

Nhà thiết kế Lê Hà chia sẻ trong buổi hội thảo

Nhà thiết kế Lê Hà cho biết, di sản là tài nguyên sáng tạo, là nguồn dữ liệu mà các NTK có thể sử dụng để tạo nên sự độc đáo và bản sắc riêng trong các sản phẩm thiết kế của họ. thứ nhất là điểm độc đáo của từng quốc gia khác nhau, khi quốc tế hóa thì cái bản địa là sự khác biệt trong ngành công nghiệp thiết kế sáng tạo thời trang.

Thời trang là một trong 12 ngành công nghiệp văn hóa. Làm thế nào để tận dụng tài nguyên văn hóa làm mới các sản phẩm thiết kế thời trang, tạo bản sắc riêng và có chỗ đứng trên thị trường ngành thiết kế thời trang thế giới, vẫn là trăn trở của nhiều đại biểu.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Triển lãm “Hà Nội ơi” được tổ chức nhân dịp ra mắt cuốn sách ảnh cùng tên. Qua lăng kính của 9 nhiếp ảnh gia, Triển lãm hé lộ những khung cảnh đặc trưng, mang đậm dấu ấn thời gian và văn hóa.

Triển lãm “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình” sẽ diễn ra từ ngày 16-30/5 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).

Sau gần nửa năm hoạt động, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo thuộc Bảo tàng Hà Nội đã dần trở thành nơi hội tụ các ý tưởng sáng tạo, kết nối các nguồn lực; nhiều dự án khởi nghiệp sáng tạo đã được kết nối, qua đó chắp cánh cho những khát vọng sáng tạo của cộng đồng.

“Những Ngày Văn học châu Âu 2025” có chủ đề “Từ đâu và đến đâu: Những tiếng nói văn học di dân châu Âu” sẽ mang đến cho khán giả những câu chuyện và góc nhìn của các cây viết gốc Việt nổi bật của văn chương châu Âu đương đại.

UBND thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên đã phối hợp với Tổ chức Kỷ lục Việt Nam tổ chức Lễ công bố kỷ lục: “Thị xã có mật độ nhà sàn truyền thống của dân tộc Thái, ngành Thái trắng nhiều nhất Việt Nam”.

Đại lễ Vesak năm 2025 được đánh giá là nguồn cảm hứng, khơi dậy nguồn năng lượng thiện lành trong mỗi con người, thông qua các hoạt động kết nối tâm linh của tăng ni, Phật tử các quốc gia.