Tác động thuế quan và chiến lược trên thị trường chứng khoán
Chỉ trong hai phiên giao dịch gần nhất, VN-Index đã mất hơn 110 điểm, tương đương mức giảm gần 8,5%, đánh dấu một trong những đợt điều chỉnh mạnh nhất trong lịch sử. Các mã chứng khoán giảm mạnh nhất thị trường tập trung chủ yếu vào nhóm ngành xuất khẩu như: dệt may (MSH, VGT, TCM…); gỗ (SAV, PTB); thủy sản (VHC, MPC, FMC); thép (HSG, NKG); cao su (DRC, CSM) đều giảm sàn hai phiên liên tiếp.
Hơn nữa, giai đoạn gần đây, các nhà đầu tư dùng đòn bẩy tăng khá mạnh và áp lực call margin chéo rất lớn sẽ buộc họ phải chủ động giảm tỷ lệ đòn bẩy ngay lập tức, từ đó tạo ra các đợt bán tháo ồ ạt trên diện rộng.
Ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc nghiên cứu Công ty TNHH Chứng khoán Yuanta Việt Nam cho biết: "Khi căng thẳng thương mại được gia tăng và có thể sẽ không có dấu hiệu kết thúc, mức ảnh hưởng đầu tiên là các doanh nghiệp xuất khẩu do lo ngại về áp lực lạm phát có thể quay trở lại. Vấn đề thứ hai là khi các doanh nghiệp xuất khẩu bị ảnh hưởng thì việc sản xuất trong nước ít nhiều cũng sẽ bị tác động và quyết định đến việc làn sóng dịch chuyển FDI trong thời gian tới".
Còn Phó Tổng Giám đốc Chứng khoán Kiến Thiết Việt Nam Đỗ Bảo Ngọc nhận định: "Khi chúng ta chịu mức thuế cao như vậy sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế. Còn lĩnh vực ngân hàng, khi các doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó khăn sẽ ảnh hưởng đến tín dụng, nhu cầu tín dụng và nợ xấu, ảnh hưởng gián tiếp lên ngành ngân hàng".
Trong ngắn hạn, việc tăng thuế sẽ làm gia tăng chi phí, giảm sức cạnh tranh và đẩy biên lợi nhuận của các doanh nghiệp xuống thấp. Nhưng ở góc độ dài hạn, các chuyên gia cho rằng, những mức thuế này khó có thể kéo dài trong nhiều năm. Lịch sử các cuộc đàm phán thương mại cho thấy, luôn có xu hướng bình thường hóa sau thời gian căng thẳng. Thậm chí, Việt Nam - với vị thế là một quốc gia sản xuất hấp dẫn, có thể đàm phán được mức thuế thấp hơn hoặc có các chính sách hỗ trợ từ các đối tác kinh tế lớn.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Thường Lạng cho rằng: "Thị trường chứng khoán phản ánh rất nhanh. Tuy nhiên tôi cho rằng đây chỉ là tác động tâm lý nhất thời chứ trong dài hạn thị trường sẽ tăng trở lại".
Trong bối cảnh hiện tại, nhà đầu tư cần trang bị cho mình một chiến lược đầu tư linh hoạt và tỉnh táo. Nên tập trung phân bổ vốn vào các nhóm ngành ít bị ảnh hưởng bởi chính sách thuế quan như công nghệ, y tế, điện, nước, năng lượng tái tạo; hoặc các doanh nghiệp có chuỗi cung ứng nội địa mạnh và khả năng chống chọi tốt với biến động bên ngoài. Ngoài ra, cần theo dõi sát sao diễn biến dòng vốn FDI. Các doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp, logistics nội địa hoặc các công ty cung ứng linh kiện - thiết bị hỗ trợ cho FDI có thể trở thành “điểm sáng” trong giai đoạn tới.


Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa trải qua tuần giao dịch đầy biến động, giảm hơn 100 điểm chỉ trong hai phiên cuối tuần do ảnh hưởng từ thông tin Mỹ áp thuế đối ứng lên tới 46% đối với hàng hóa từ nhiều quốc gia, bao gồm Việt Nam.
Thị trường chứng khoán toàn cầu giảm sâu vào ngày 7/4, nhiều chỉ số chạm đáy sau nhiều năm, khiến một số thị trường phải tạm dừng giao dịch.
Mới đây, Keppel đã thoái toàn bộ 42% vốn tại liên doanh giữa Tiến Phước, Keppel Land và Trần Thái, chính thức rút khỏi dự án do lỗ luỹ kế 32 tỷ đồng.
Theo Cục Thống kê, tổng vốn doanh nghiệp đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong quý I/2025 đạt 1,38 triệu tỷ đồng, tăng gần 2,1 lần so với cùng kỳ năm 2024.
Số thuế thu từ tổ chức và cá nhân kinh doanh thương mại điện tử đạt 34.500 tỷ đồng trong quý I/2025, tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái.
Kinh tế Việt Nam tăng trưởng gần 7%, cao nhất trong vòng 5 năm qua, vượt kịch bản đề ra trong Nghị quyết 01 của Chính phủ, thuộc top tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới trong quý I/2025.
0