Tác động của xung đột tới ngành du lịch ở Petra, Jordan
Thành cổ Petra, một điểm đến nổi tiếng nằm ở phía Nam Jordan, thường thu hút đông du khách tới tham quan.
Thế nhưng do căng thẳng gần đây tại khu vực Trung Đông, lượng du khách tới Petra đã giảm hẳn. Ước tính doanh thu du lịch tại đây đã giảm tới 76% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ông Nizar Abu al-Foul, một hướng dẫn viên du lịch tại thành cổ Petra, cho biết mặc dù vẫn còn một số hoạt động du lịch diễn ra, nhưng hậu quả của cuộc chiến đối với ngành du lịch Petra, một trong những địa điểm được ghé thăm nhiều nhất trên thế giới, đã tàn khốc hơn cả đại dịch Covid-19.
“Do cuộc xung đột ở Gaza, tình hình đã trở nên tồi tệ hơn so với thời kỳ đại dịch Covid-19. Trong thời gian xảy ra dịch Covid-19, việc đóng cửa diễn ra chậm và từ từ. Nhưng cuộc chiến ở Gaza khiến hoạt động du lịch bị đình trệ. Không hẳn là ngừng hoàn toàn nhưng hoạt động du lịch tại Petra đã giảm từ 85 đến 90%.”, ông Nizar Abu al-Foul cho biết.
Ông Sameeh Nawafleh, quản lý của một khách sạn địa phương cho biết trong số bảy mươi khách sạn ở Petra, ba mươi lăm khách sạn đã buộc phải đóng cửa.

Những chủ doanh nghiệp địa phương ở Petra như ông Mohanad Mousaada, cũng cho biết doanh nghiệp của họ đã bị ảnh hưởng rất lớn, nhưng tất cả những gì họ có thể làm là chờ đợi.
Ông Mohanad Mousaada, chủ một cửa hàng ở Petra chia sẻ: “Doanh số bán hàng của chúng tôi trước khi nổ ra xung đột rất tốt. Có nhiều du khách tới đây. Họ thúc đẩy hoạt động du lịch. Sau khi cuộc chiến nổ ra, công việc của chúng tôi đã khác thay đổi gần như hoàn toàn. Mọi thứ bị ngưng trệ.”
Cuộc xung đột giữa Israel và lực lượng Hamas ở Dải Gaza, với Hezbollah ở Liban và với Iran đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nước láng giềng, tạo ra hiệu ứng lan rộng khắp toàn bộ Trung Ðông. Việc sụt giảm lượng du khách quốc tế đang trở thành mối đe dọa đáng kể đối với nền kinh tế của Jordan và các quốc gia khác phụ thuộc nhiều vào du lịch.


Tổng thống Mỹ Donald Trump rạng sáng ngày 19/4 (theo giờ Việt Nam) tuyên bố Washington có thể rút khỏi nỗ lực tìm kiếm giải pháp hòa bình cho xung đột Ukraine nếu Nga và Ukraine không tham gia đàm phán.
Theo giới quan sát, thỏa thuận khoáng sản giữa Mỹ và Ukraine là bước đi chiến lược có thể mang lại lợi ích kinh tế và an ninh cho cả hai bên. Tuy nhiên, nó cũng đặt ra nhiều câu hỏi về chủ quyền tài nguyên, mối quan hệ với EU và khả năng dẫn đến sự phụ thuộc mới.
Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio ngày 18/4 đã cảnh báo nếu không có tiến triển rõ rệt trong các nỗ lực hòa bình ở Ukraine trong những ngày tới, Mỹ có thể sẽ ngừng các nỗ lực làm trung gian giữa Nga và Ukraine.
Hungary ngày 18/4 đã xác nhận ổ dịch lở mồm long móng (FMD) thứ năm tại một trang trại bò sữa ở Rabapordany, gần biên giới Slovakia.
Trung Quốc được cho là đã cắt giảm đến 90% lượng dầu thô nhập khẩu từ Mỹ và chuyển sang tăng cường mua dầu từ Canada, theo hãng tin Bloomberg ngày 17/4.
Các nghị sĩ Cộng hòa tại Quốc hội Mỹ ngày 18/4 thông báo khởi động cuộc điều tra đối với Đại học Harvard, cáo buộc ngôi trường danh tiếng này vi phạm luật dân quyền.
0