Sức sống nơi làng nghề sinh vật cảnh
Hoa, cây cảnh thường được sử dụng cho nhiều mục đích: từ đón chào năm mới, trang trí lễ hội, đón tiếp khách, chúc mừng sinh nhật, chúc mừng khai trương, thành đạt, bày tỏ tình cảm, chia vui, sẻ buồn… đặc biệt là nhu cầu trang trí nội, ngoại thất, cảnh quan và nhu cầu tâm linh tại gia đình, cơ sở thờ tự.
Hà Nội định hướng phát triển hoa, cây cảnh trên địa bàn là ngành kinh tế trọng điểm, góp phần xây dựng nông thôn mới xanh - sạch - đẹp. Dưới bàn tay khéo léo và óc sáng tạo của những nghệ nhân, các làng nghề sinh vật cảnh tại Thủ đô ngày càng phát triển, với nhiều chủng loại cây cảnh phong phú đa dạng, phù hợp với khí hậu miền Bắc, như sanh, si, đa, lộc vừng, tùng,...
Khi đến với các làng hoa, cây cảnh , du khách được đắm mình trong không gian xanh của những vườn cây gia đình, những hàng cây, những đường hoa xanh mát một đặc trưng của những vùng đất và cùng nhiều trải nghiệm, hoạt động.
Với diện tích rộng gần 3.000 m², hơn 4.000 tác phẩm bonsai cây cảnh được tạo dáng, thế công phu, vườn cây cảnh của anh Nguyễn Tiến Dũng ở xã Hồng Vân, huyện Thường Tín, là một trong những điểm du lịch được du khách lựa chọn ghé thăm khi đến Hồng Vân để tham quan, trải nghiệm mô hình trồng, chăm sóc hoa, cây cảnh.
Mỗi một cây bonsai là một tác phẩm nghệ thuật đó là công sức, sự sáng tạo, tỉ mỉ mà người nghệ nhân tạo ra, gửi gắm vào đó những kiến thức, những ý tưởng và tình yêu thiên nhiên. Từ một xã nông nghiệp, làng nghề trước đây, những năm gần đây, Hồng Vân phát triển theo hướng xây dựng xã du lịch sinh thái làng nghề sinh vật cảnh, chuyên canh sản xuất nông nghiệp kết hợp với khai thác dịch vụ.
Tại huyện Gia Lâm, cách đây hơn 20 năm, làng hoa giấy Phù Đổng chỉ có vài hộ theo nghề. Nhờ sự khéo léo của bàn tay, khối óc con người, cùng điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng phù hợp, nên nghề trồng hoa giấy ở Phù Đổng ngày càng phát triển, trở thành nghề chính. Hiện tại, cả xã Phù Đổng có hơn 500 hộ trồng hoa giấy. Không chỉ đơn thuần là trồng hoa giấy theo cách truyền thống, người dân Phù Đổng còn nhanh nhạy lai tạo, uốn ghép thành nhiều kiểu dáng khác nhau, thích ứng với nhu cầu chơi hoa của khách hàng.


Nghề gia truyền hiện nay vẫn tồn tại và phát triển tại một số gia đình ở khu phố cổ Hà Nội. Họ không chỉ giữ gìn nghề truyền thống của cha ông, mà còn giữ lại nét văn hóa của người Hà Nội.
"Dù đi ngàn dặm xa xôi, ai rồi cũng phải trở về với chính mình. Không có con đường nào đưa đến an lạc ngoài con đường quay về nội tâm" - những lời Đức Phật dạy trong Kinh Pháp Cú như ánh sáng lan tỏa và càng trở nên sâu sắc hơn trong cuốn sách "Đường Về", do thiền sư Ajahn Chah biên soạn qua ngòi bút của dịch giả Thiên Lương.
Các hoạt động giao lưu văn hóa giữa các tỉnh, thành phố thời gian qua thường xuyên được tổ chức, qua đó tôn vinh những giá trị văn hóa tốt đẹp nhất của các dân tộc trên mọi miền Tổ quốc.
UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội năm 2025 nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh văn hóa, con người và tiềm năng phát triển du lịch, kinh tế của tỉnh Lâm Đồng.
Sau thành công của triển lãm đầu tiên "Mơ xuân" năm 2022, nữ nghệ sĩ điêu khắc Lưu Thanh Lan đã tổ chức triển lãm cá nhân lần thứ hai mang tên “Không gian phồn thực”.
Cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 20km, khu sinh thái Đồi 79 mùa xuân thuộc xã Thanh Lâm, Huyện Mê Linh là một không gian rộng thoáng và tràn ngập màu xanh, khiến ai đến thăm cũng ấn tượng.
0