Sức mua tại châu Âu đang giảm
Chi phí năng lượng cao, nguồn cung khan hiếm và lạm phát ở mức cao nhất 50 năm qua đã đẩy chi phí của các doanh nghiệp tăng cao. Các doanh nghiệp buộc phải chia sẻ bớt chi phí sang cho người tiêu dùng bằng cách tăng giá, từ năng lượng, đến thực phẩm và sau đó là dịch vụ. Trong khi đó, mức thu nhập của người lao động lại giảm đi.
Tất cả các yếu tố trên khiến người tiêu dùng châu Âu phải thắt lưng buộc bụng. Các cuộc khảo sát đối với các nhà quản lý mua hàng cho thấy, nền kinh tế đang suy giảm ở tất cả các nền kinh tế lớn trong khu vực đồng euro. Tình trạng này đặc biệt nghiêm trọng ở Hy Lạp, Serbia và Pháp.
Theo tờ The Wall Street Journal, hơn 1/2 người châu Âu được khảo sát nói rằng sức mua của họ đã giảm trong ba năm qua. Trong số những người được phỏng vấn, 89% cho rằng giá cả tăng cao là nguyên nhân chính.
Các mặt hàng xa xỉ và không thiết yếu có thể cắt giảm, nhưng lương thực là nhu yếu phẩm hàng ngày thì vẫn phải chi tiêu. Người dân chỉ có thể cắt giảm chi tiêu dành cho nhóm thực phẩm cao cấp. Người Pháp ít ăn gan ngỗng và uống rượu vang hơn. Tại Đức, tiêu thụ thịt và sữa hiện thấp nhất 3 thập kỷ.
"Tôi cố gắng chi tiêu số tiền bằng với trước đây, điều đó có nghĩa là tôi phải mua ít hơn. Bây giờ thật khó khăn, chúng tôi cần so sánh giá cả, chúng tôi cần cân nhắc. Chắc chắn tôi sẽ chọn mua ít hơn", một người dân Pháp nói.
Theo một cuộc thăm dò của Elabe, 8/10 người tiêu dùng Pháp đã từ bỏ thói quen thường xuyên mua sắm thực phẩm cao cấp trong những tháng gần đây. Khoảng 55% cho biết, họ đã ngừng mua một số sản phẩm hoàn toàn và 44% nói họ đã chuyển sang các sản phẩm rẻ hơn.
Lạm phát ở EU hiện ở mức 5,3% và vẫn cao hơn nhiều so với mục tiêu 2% của ngân hàng trung ương châu Âu ECB. Điều này thúc đẩy ECB tiếp tục giữ lãi suất ở mức cao để kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, chi phí đi vay cao hơn đang đè nặng lên quyết định đầu tư và chi tiêu của người tiêu dùng và doanh nghiệp, đồng thời đang trở thành gánh nặng cho nền kinh tế của các nước châu Âu.


Iran tỏ ra hoài nghi trước vòng đàm phán sắp tới với Mỹ liên quan tới chương trình hạt nhân của nước này. Giới chức Tehran cho biết không kỳ vọng nhiều vào kết quả, trong bối cảnh cả hai bên vẫn tồn tại những bất đồng sâu sắc.
Thị trường chứng khoán châu Á đồng loạt giảm mạnh trong phiên mở cửa sáng 9/4, tiếp nối đà lao dốc từ phố Wall, giữa lúc giới đầu tư toàn cầu hoang mang trước kế hoạch áp thuế nhập khẩu 104% lên Trung Quốc của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Hàn Quốc đã công bố các biện pháp hỗ trợ khẩn cấp cho ngành công nghiệp ô tô vào ngày 9/4, nhằm giảm bớt tác động của mức thuế quan do Tổng thống Donald Trump áp đặt.
Tổng tài sản ròng của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã giảm 500 triệu USD chỉ trong chưa đầy một tuần, sau khi ông ban hành một loạt thuế quan mới với hơn 180 đối tác thương mại, theo ước tính của tạp chí Forbes.
Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres bác bỏ kế hoạch mới của Israel về việc kiểm soát viện trợ nhân đạo vào Dải Gaza.
Nga và Mỹ sẽ tiến hành vòng đàm phán tiếp theo tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ sau nhiều vòng tiếp xúc cấp cao vào ngày 10/4.
0