Sức mạnh nhân dân làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ
Gần 70 năm đã trôi qua nhưng tầm vóc vĩ đại và ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn là nguồn cổ vũ lớn lao cho nhân dân ta và các dân tộc yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Tinh thần đoàn kết, tự lực, tự cường, ý chí quyết chiến, quyết thắng của quân và dân ta trong chiến dịch điện biên phủ đến nay vẫn khiến nhiều bạn bè và các học giả quốc tế ngưỡng mộ.
Nhiều nhà nghiên cứu quân sự trên thế giới đã khẳng định, chiến dịch Điện Biên Phủ là minh chứng hiệu quả của chiến tranh nhân dân, Việt Nam đã giành thắng lợi nhờ huy động toàn dân tham gia kháng chiến.

Thực tế đã chứng minh. Trận quyết chiến Điện Biên Phủ diễn ra ở địa hình rừng núi hiểm trở, xa hậu phương, mạng lưới giao thông chiến lược hầu như chưa có. Vì vậy, để bảo đảm một khối lượng lớn vật chất hậu cần, kỹ thuật cho một chiến dịch lớn chưa từng có và diễn ra dài ngày đòi hỏi phải phát huy cao độ bản lĩnh và trí tuệ của cả dân tộc.

Khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp quyết định chuyển từ đánh nhanh thắng nhanh sang đánh chắc thắng chắc tức là cuộc chiến Điện Biên Phủ sẽ kéo dài. Lúc này, ngoài vấn đề về hạ tầng, vũ khí, thì lương thực phục vụ chiến dịch là vấn đề khó khăn nhất. Đặc biệt trong bối cảnh, hầu hết các địa phương đều đang thiếu lương thực do chiến tranh kéo dài. Nhưng với tinh thần tất cả cho tiền tuyến. Nhân dân ta đã tạo ra kỳ tích bất ngờ.
Nhà sử học người Pháp Alain Ruscio nhận định, Điện Biên Phủ là một khoảnh khắc quan trọng của lịch sử nhân dân Việt Nam. Bắt đầu từ sự đơn độc, bởi ngay từ đầu, những người lính của đại tướng Võ Nguyên Giáp đã bị cô lập. Sau đó, diễn biến cuộc chiến đã thay đổi với khái niệm “chiến tranh nhân dân”, đây không còn là một cuộc chiến với những binh sĩ chuyên nghiệp mà có sự đồng lòng, hy sinh và quyết tâm của cả một dân tộc.
Chiến thắng Điện Biên Phủ là một mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc. Những thành công và kinh nghiệm phát huy sức mạnh của “thế trận lòng dân” trong chiến dịch có giá trị lịch sử và thời đại hết sức to lớn. Vận dụng đúng đắn và sáng tạo những bài học đó là cơ sở huy động sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân vừa là sự kế thừa những kinh nghiệm quý báu, vừa là đòi hỏi khách quan trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc thời kỳ đổi mới.


Đài Khí tượng thủy văn khu vực đồng bằng và trung du Bắc Bộ dự báo, thời tiết Hà Nội sáng 6/4 nhiều mây, mưa nhỏ, gió Đông Nam mạnh cấp 2; trời lạnh, nhiệt độ thấp nhất 19-21 độ C.
Những ngày này, đã có rất đông đồng bào và du khách hành hương về Đền Hùng - quê cha đất Tổ để tưởng nhớ, tri ân công đức những vị vua "đã có công dựng nước".
Dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương (từ ngày 6 - 7/4), khu vực trung du, đồng bằng, vùng núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, đặc biệt là khu vực Đền Hùng (Phú Thọ) sẽ có mưa.
Thực hiện chương trình cho vay nhà ở xã hội theo Nghị định số 100 của Chính phủ, Ngân hàng chính sách xã hội thành phố đã tích cực triển khai có hiệu quả, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
Bộ Xây dựng vừa phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Sở Xây dựng Hà Nội đã ban hành kế hoạch tổ chức giao thông phục vụ phá dỡ tòa nhà "Hàm cá mập" và đảm bảo trật tự, chống ùn tắc tại khu vực quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục trong thời gian một tháng.
0