Sửa mức phạt vi phạm hành chính cần cơ sở rõ ràng

Nhiều đại biểu cho rằng việc điều chỉnh mức phạt tiền cần phải có cơ sở rõ ràng, trong lúc thảo luận tại tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, chiều 16/5.

Theo các đại biểu, các mức phạt này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Đó có thể là yếu tố thu nhập, sức mua của dòng tiền, tình hình lạm phát. Ngoài việc cân nhắc về điều chỉnh mức phạt, đại biểu cũng đề nghị mức phạt cũng nên dựa vào yếu tố yêu cầu đấu tranh phòng chống hành vi vi phạm.

Đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà - Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội cho biết: “Hiện nay tôi thấy chúng ta dựa trên sức mua của đồng tiền, mức thu nhập và sự phát triển kinh tế xã hội. Nhưng căn cứ vào yêu cầu phòng chống đấu tranh vi phạm thì còn nhiều hạn chế. Tôi nghĩ, yêu cầu nào đề nghị phòng chống đấu tranh vi phạm cao hơn, mức phạt sẽ phải cao hơn".

Đại biểu Lê Thị Thanh Lam - Đoàn ĐBQH Tỉnh Hậu Giang cho biết: “Khi tăng mức phạt, có nhiều trường hợp người vi phạm không nộp phạt, bỏ xe luôn. Từ đó tạo gánh nặng cho nơi trông giữ xe vi phạm, tôi nghĩ thay vì tạm giữ tang vật, phương tiện, chúng ta chuyển sang cho phép bán và nguồn thu từ đó cho vào luôn ngân sách Nhà nước".

Dự thảo Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi một số nội dung để đơn giản hóa thủ tục xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản, đẩy mạnh phân quyền và cải cách hành chính. Về vấn đề này, đại biểu cho rằng đây là điều bất hợp lý. Vì nếu người bị xử lý muốn khiếu nại, hoàn toàn không có căn cứ tài liệu để thực hiện.

Đại biểu Nguyễn Hữu Chính - Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội cho biết: “Nguyên tắc khi vi phạm là chúng ta phải lập biên bản. Nhưng nếu xử lý mà không lập biên bản sẽ có sự tùy tiện của cơ quan xử lý". Liên quan tới đơn giản hóa thủ tục hành chính trong xử phạt, đại biểu đề xuất cần bổ sung nội dung ứng dụng công nghệ thông tin trong xác định nội dung vi phạm. Điều này cũng đồng thời cụ thể hóa nghị quyết 57 của Bộ chính trị.

Đại biểu Tạ Đình Thi - Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội cho hay: “Thực tiễn cho thấy, việc áp dụng xử phạt trên biển là rất khó khăn, nếu không có công nghệ, ví dụ công nghệ viễn thám hoặc ứng dụng những công nghệ khác để đo đạc phân tích thì rất khó khăn để xử phạt".

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong xử phạt hành chính cũng nhằm khắc phục các vướng mắc hiện hành, hướng đến mục tiêu lâu dài là tăng hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực này.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Việc hoàn thiện khung pháp lý cho Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân là yếu tố quan trọng giúp cân bằng giữa vai trò bảo vệ dữ liệu và nhiệm vụ đổi mới sáng tạo trong kỷ nguyên mới.

Công an Hà Nội phối hợp các xã trên địa bàn huyện Mỹ Đức đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong đảm bảo an toàn PCCC rừng phòng hộ đặc dụng khi bước vào cao điểm mùa nắng nóng.

Tổng Biên tập báo Nhân dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Lê Quốc Minh cho rằng, các cơ quan báo chí nói chung và hệ thống báo Đảng nói riêng phải liên tục đổi mới để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của độc giả.

Công an TP. Hà Nội đã phát động cao điểm tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân (19/8/1945 - 19/8/2025), 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005 - 19/8/2025).

Không gian trưng bày giới thiệu văn hóa, du lịch, di sản kiến trúc quy hoạch; sản phẩm OCOP, nông nghiệp của Lâm Đồng đã khai mạc vào tối 16/5, tại Hà Nội.

Nhiều ý kiến Đại biểu Quốc hội đề nghị cần tiếp tục nghiên cứu kỹ, cân đối giữa tính răn đe và khả năng chấp hành thực tế trước khi điều chỉnh mức phạt tối đa trong lĩnh vực giao thông.