Sống dậy di sản Châu bản triều Nguyễn

Người ta thường nghĩ các tư liệu cổ thì thường khó đọc, khó hiểu, ngay cả với giới học thuật thì cũng khó tiếp cận để tra cứu. Nhưng hiện tại, người Hà Nội đã có thể chiêm ngưỡng đầy đủ theo cách rất sinh động di sản quý báu đã được UNESCO vinh danh là Di sản tư liệu thế giới: “Châu bản triều Nguyễn – Ký ức một triều đại”.

Tư liệu giấy vốn dĩ khó trưng bày, khó chuyển tải thông điệp trong một lần tham quan. Ngược lại, công nghệ trình chiếu, nghệ thuật sắp đặt, làm tôn lên giá trị của tài liệu “Châu bản triều Nguyễn với chủ đề: Ký ức một triều đại" do Trung tâm Lưu trữ quốc gia I và Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp thực hiện.

Triều Nguyễn, triều đại quân chủ cuối cùng trong lịch sử Việt Nam đã để lại cho hậu thế nhiều di sản quý giá, trong đó có Châu bản. Thể hiện những thành tựu của 11 triều vua, từ thống nhất giang sơn, xác lập chủ quyền biển đảo, đến kiến thiết kinh đô, phát triển thịnh vượng về văn hóa và giáo dục, Châu bản triều Nguyễn còn lưu giữ  86.000 tư liệu gốc, lưu được bút tích phê duyệt trực tiếp của các hoàng đế.  Châu bản triều Nguyễn được khẳng định vừa là di sản vật thể vừa là di sản phi vật thể vô giá, hiếm có trên thế giới, không những “quý hiếm” mà còn “duy nhất”, và “độc bản” được bảo tồn đến ngày nay. Bởi những giá trị đặc biệt đó mà Châu bản triều Nguyễn đã được UNESCO vinh danh là "Di sản tư liệu thế giới".

Trưng bày lần này là sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, giữa trưng bày hiện vật gốc kết hợp với công nghệ trình chiếu. Đây cũng là một trong những bước đi đầu tiên mang tính thử nghiệm đối với trưng bày tài liệu lưu trữ tại Việt Nam. Khách tham quan còn được trực tiếp tương tác để khám phá thêm nhiều thông tin lịch sử thú vị từ Châu bản.

Châu bản triều Nguyễn được trưng bày tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, số 5 Vũ Phạm Hàm, Yên Hoà, Cầu Giấy. /.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Huyện Phúc Thọ trọng thể tổ chức Lễ dâng hương tượng niệm 1982 năm ngày giỗ Hai Bà Trưng tại Di tích Quốc gia đặc biệt Đền Hát Môn, sáng 3/4 (tức mùng 6/3 âm lịch).

Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao tổ chức Triển lãm Mỹ thuật nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày đất nước thống nhất.

Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ tư năm 2025 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức sẽ diễn ra trên toàn quốc từ ngày 15/4 đến ngày 2/5.

Các hoạt động với chủ đề “Sắc màu văn hoá các dân tộc Việt Nam” sẽ diễn ra từ ngày 1/4 - 4/5 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).

Lễ hội chùa Thầy năm 2025 được tổ chức từ ngày 2 đến ngày 4/4 (tức từ mùng 3 đến hết mùng 7/3 âm lịch) với những nghi lễ truyền thống, độc đáo, đặc sắc.

Quận Ba Đình đã tổ chức Lễ hội truyền thống kỷ niệm ngày sinh Đức Thánh Huyền Thiên Trấn Vũ năm 2025 tại Di tích quốc gia đặc biệt Đền Quán Thánh.