Sớm xây dựng lại chung cư 51 Huỳnh Thúc Kháng

Cách đây 13 năm, ngôi nhà 5 tầng số 49 Huỳnh Thúc Kháng bị sập. 43 hộ dân ở đơn nguyên 1, tòa nhà chung cư 51 phố Huỳnh Thúc Kháng phải di dời khẩn cấp để đảm bảo an toàn. Từ đó đến nay, nhiều phương án xây dựng lại chung cư này được đưa ra, nhưng vẫn chưa thể thực hiện.

13 năm sau vụ sập nhà 49 bên cạnh, cả tòa nhà chung cư 51 phố Huỳnh Thúc Kháng đang ở dưới cấp độ D - mức nguy hiểm vì có thể sập, đổ bất cứ lúc nào. 24 hộ dân hiện vẫn sinh sống tại đơn nguyên 2 chung cư 51 Huỳnh Thúc Kháng luôn nơm nớp nỗi lo mất an toàn.

Để đảm bảo an toàn, 19 hộ dân ở đơn nguyên 1 đã phải di dời khẩn cấp đến tạm cư tại Khu đô thị Đại Kim, quận Hoàng Mai.  Cho đến nay, ai cũng mong chờ ngày trở lại. Bà Nguyễn Hoàng Lan (chung cư 51 Huỳnh Thúc Kháng) cho biết: "Di chuyển đến nơi tạm cư đã hơn 10 năm, rất mong thành phố sớm lựa chọn chủ đầu tư có năng lực để xây dựng lại chung cư cho người dân ổn định cuộc sống".

Khu đất tòa chung cư rộng 1.183m², trong đó diện tích xây dựng khoảng 600m². Sau thời gian dài gặp khó khăn về thủ tục và cơ chế, đến nay, UBND thành phố Hà Nội đã chấp thuận quy hoạch tổng mặt bằng và phương án kiến trúc. Đây là cơ sở quan trọng để thực hiện dự án cải tạo.

Ông Nguyễn Hoàng Giang, Phó Trưởng phòng Quản lý đô thị quận Đống Đa, cho biết: “Quy hoạch tổng mặt bằng đã được phê duyệt với quy mô cao 13 tầng nổi và 5 tầng hầm. Hiện quận Đống Đa đã xây dựng xong tổng thể phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư công bố đến người dân, đồng thời tiếp tục tháo gỡ những vướng mắc để sớm xây dựng lại".

Chung cư 51 Huỳnh Thúc Kháng là một trong 6 chung cư cũ nguy hiểm cấp D sẽ được thành phố ưu tiên cải tạo lại trong đợt 1.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Liên quan đến giải quyết kiến nghị của Cục Thuế Hà Nội, UBND Thành phố đã có văn bản số 3845 về việc xác định nghĩa vụ tài chính thuế thu nhập cá nhân và các khoản thu từ đất theo quy định của Luật Đất đai 2024.

Khảo sát từ các ngân hàng thương mại cho thấy lãi suất cho vay mua nhà của một số ngân hàng có xu hướng giảm và được đánh giá là thấp nhất kể từ đầu năm 2024, nhưng dư nợ vẫn còn thấp.

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 3840 về việc triển khai Nghị định số 108/2024/NĐ-CP ngày 23/8/2024 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác nhà, đất là tài sản công không sử dụng vào mục đích để ở, giao cho tổ chức có chức năng quản lý, kinh doanh nhà địa phương quản lý, khai thác.

Nhiều diện tích ki-ốt tầng 1 ở một số tòa nhà tái định cư, nhà ở công nhân tại Hà Nội đang bị bỏ hoang, không cho thuê trong nhiều năm nay.

Tại diễn đàn "Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển", các chuyên gia cho rằng để đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, cần phải có các giải pháp tổng thể và đồng bộ. Đặc biệt, pháp lý và nguồn vốn được coi là hai điểm nghẽn chính cần phải khơi thông càng sớm càng tốt.

Năm 2024, thị trường bất động sản đã có những chuyển dịch tích cực. Tuy nhiên đà phục hồi này vẫn chưa đồng đều, có sự khác biệt lớn giữa các phân khúc.