Sớm thu ở Hồ Tây

Một buổi sớm mùa thu ở Hồ Tây, khi ánh bình minh chưa kịp đánh thức cả thành phố, những làn sương mờ vẫn nhẹ nhàng phủ lên mặt hồ tĩnh lặng. Hồ Tây mênh mang như một tấm gương lớn, phản chiếu bầu trời đang chuyển mình giữa đêm và người dân Hà Nội đã bắt đầu một ngày mới.
Một buổi sớm mùa thu ở Hồ Tây, khi ánh bình minh chưa kịp đánh thức cả thành phố, những làn sương mờ vẫn nhẹ nhàng phủ lên mặt hồ tĩnh lặng.
Sáng sớm ở Hồ Tây yên ả nhưng vẫn đầy năng lượng. Nơi con người và thiên nhiên được hòa quyện vào nhau.
Hồ Tây sớm thu mang trong mình vẻ đẹp thanh thoát và lãng mạn, làm mê đắm bao tâm hồn yêu nghệ thuật.
Mỗi tia nắng yếu ớt xuyên qua lớp sương mờ, mỗi gợn sóng nhẹ nhàng lăn tăn trên mặt nước đều như một bức tranh tự nhiên.
Anh Vì Tiến Thành, một người say mê nhiếp ảnh thường lặng lẽ bên hồ với chiếc máy ảnh phim cũ và đắm chìm trong từng khung hình, như muốn bắt lấy vẻ đẹp lãng mạn của Hồ Tây lúc bình minh.
Khi ánh mặt trời dần lên, những khoảnh khắc buổi sáng ở Hồ Tây vẫn tiếp tục níu giữ bước chân người qua.

Nhiều người cao tuổi vẫn ngồi dưới những tán cây trên đường Thanh Niên, vừa nhâm nhi trà đá vừa tán gẫu. Họ trò chuyện rôm rả, đôi lúc lại quay về những câu chuyện thân quen của mùa thu ở Hà Nội, về những đổi thay và những điều vẫn mãi vẹn nguyên.

Nhiều người cao tuổi vẫn ngồi dưới những tán cây trên đường Thanh Niên, vừa nhâm nhi trà đá vừa tán gẫu.

Sáng sớm mùa thu ở Hồ Tây, làn gió nhẹ mang theo chút se lạnh, sương sớm bảng lảng trên mặt hồ. Ai cũng muốn được sống chậm lại đôi chút để hít thở bầu không khí tinh khiết của buổi sớm mùa thu. Một cảm giác thật an yên, giữa lòng thành phố bận rộn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bảo tàng Sinh học, Đại học Tổng hợp (nay là Trường Đại học Khoa học Tự nhiên) được thành lập năm 1926. Đây là Bảo tàng Sinh học đầu tiên của Đông Dương. Trong dịp Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024, lần đầu tiên, Bảo tàng đặc biệt này mở cửa cho người dân tham quan.

Sau cơn bão Yagi tàn phá, những cánh đồng ở xã Lệ Chi, Gia Lâm, Hà Nội, đã hồi sinh với vẻ đẹp tràn đầy sức sống.

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Nội được gọi là đất Kẻ Chợ. Theo các ghi chép lịch sử, thành Đại La từ xưa là một khu chợ của cả lưu vực sông Hồng, vậy nên người dân khắp nơi đổ về đây trước hết là để buôn bán, dần dần về sau, họ lập thành các phường nghề, rồi làng nghề và hình thành nên các con phố "hàng" trên mảnh đất Kinh kỳ.

Bà con tại xã Dương Liễu, Hoài Đức, Hà Nội tất bật với công việc làm miến rong để chuẩn bị cho nhu cầu thực phẩm ngày Tết của người dân, công việc làm miến dù vất vả nhưng đã trở thành nhịp sống quen thuộc của người dân nơi đây.

Chè là một món ăn quen thuộc của người Hà Nội. Với mỗi mùa, Hà Nội lại có những món chè khác nhau mang đặc trưng riêng. Dù hiện nay có rất nhiều loại chè được biến tấu đủ mọi hương vị, thế nhưng quán chè Trường Thao nằm trong con ngõ nhỏ ở Phố Huế vẫn lưu giữ hương vị chè truyền thống trong suốt 50 năm qua.

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam chính là một trong những nơi lưu giữ mảnh ghép quá khứ không thể thiếu của người dân nước Việt và nhờ những mảnh ghép ấy mà chúng ta có được ngày hôm nay.