Sớm nắm bắt cơ hội đưa Luật Thủ đô vào cuộc sống

Phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 17, HĐND thành phố Hà Nội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đề nghị thành phố Hà Nội khẩn trương triển khai, thi hành Luật Thủ đô đi vào cuộc sống, đạt hiệu quả thiết thực ngay khi có hiệu lực.

Chúc mừng những đóng góp của HĐND vào sự phát triển chung của Thủ đô, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đặc biệt đánh giá cao năng lực cụ thể hoá các chủ trương, nghị quyết của Trung ương cũng như của Thành uỷ trong tạo hành lang pháp lý, cơ chế chính sách để thành phố hoạt động, phát huy tốt vai trò là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân và cử tri Thủ đô.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cùng các đồng chí lãnh đạo thành phố Hà Nội và đại biểu tham dự phiên khai mạc. Ảnh: Báo Nhân dân.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu: “Năng lực đề xuất và phát hiện vấn đề để đề xuất với Trung ương, các cơ quan của Trung ương, với Thường vụ Quốc hội, Quốc hội, Thành uỷ, UBND thành phố trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của HĐND theo luật định".

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cùng các đồng chí lãnh đạo TP Hà Nội và đại biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 17, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026. Ảnh: Báo Nhân dân.

"HĐND thành phố Hà Nội rất nhạy bén, linh hoạt, tạo thành tiền đề rất quan trọng cho hoạt động của HĐND thành phố, ngay từ đầu nhiệm kỳ các đồng chí đã chủ động đề xuất với Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 160 về tổ chức bộ máy của HĐND thành phố, từ đó tạo nền tảng rất quan trọng để vừa rồi Quốc hội thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi) với vai trò, tổ chức bộ máy, thẩm quyền của HĐND thành phố trong Luật Thủ đô”, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu thêm.

Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị HĐND thành phố nắm bắt tốt cơ hội này, hành động quyết liệt, phát huy mạnh mẽ vai trò của mình và huy động sức mạnh tổng hợp để khai thác tối đa hiệu quả của các cơ chế đặc thù nhằm khẩn trương tháo gỡ vướng mắc để thúc đẩy, phát huy các lợi thế sẵn có. Chủ động nghiên cứu, rà soát, xây dựng kế hoạch để tổ chức triển khai, thực hiện, trong đó cần xác định rõ lộ trình, phân công rõ trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị liên quan để Luật Thủ đô đi vào cuộc sống, đạt hiệu quả thiết thực ngay khi có hiệu lực.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hà Nội hiện đang bước vào giai đoạn xây dựng nông thôn mới hiện đại, xây dựng mô hình nông thôn sinh thái, nông thôn thông minh, tích hợp giữa công nghệ số và gìn giữ giá trị truyền thống, giữa phát triển kinh tế với bảo vệ cảnh quan, văn hóa làng xã.

UBND thành phố Hà Nội vừa chấp thuận cho Công ty Cổ phần Dịch vụ vận tải số Trí Nam bổ sung 49 trạm xe đạp công cộng trên địa bàn, nâng tổng số trạm khai thác lên 140.

Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) phối hợp với các cơ quan chức năng sẽ tổ chức rào chắn phục vụ thi công ga ngầm S12, đường chuyển làn và gara trên đường Trần Hưng Đạo.

Văn phòng UBND thành phố Hà Nội vừa có Công văn về việc đảm bảo an ninh trật tự hoạt động cấp nước sinh hoạt cho người dân trên địa bàn thành phố.

UBND thành phố Hà Nội giao Sở Nông nghiệp và Môi trường đề xuất điều chỉnh ba loại rừng phù hợp với quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch lâm nghiệp và quy hoạch cấp huyện.

Hà Nội đã có 82.016,22km đường xã và 139.659,62km đường thôn, liên thôn đã được bê tông hóa, nhựa hóa bảo đảm ô tô đi lại thuận tiện, đạt 100% yêu cầu Tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.