Sớm điều chỉnh giá dịch vụ khám, chữa bệnh

Bộ Y tế cho biết, thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ, Bộ đã xây dựng lộ trình cụ thể và đề xuất trong dự thảo Nghị định quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh theo hướng đến năm 2023, tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp vào giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.

Đến năm 2024, tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp, chi phí quản lý vào giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.

Từ năm 2025 trở đi, từng bước kết cấu chi phí khấu hao vào giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.

Dự thảo đã gửi Bộ Tư pháp thẩm định để hoàn thiện trình Chính phủ ban hành. Việc điều chỉnh giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng là một bước trong quá trình thực hiện lộ trình tính đúng, tính đủ giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.

Trong đó, với đối tượng không tham gia bảo hiểm y tế chiếm khoảng 10% dân số, chỉ ảnh hưởng đến phần thanh toán theo giá dịch vụ 46,5% trong tổng chi khám, chữa bệnh.

Còn lại các trường hợp khác, Bộ Y tế khẳng định, việc điều chỉnh giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng cơ bản sẽ không ảnh hưởng đến đối tượng này.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) sẽ được hưởng 100% mức hưởng chi phí khám, chữa bệnh, thậm chí trái tuyến từ ngày 1/7/2025.

Các bệnh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tăng cường mọi biện pháp chống nắng nóng cho người bệnh khi đến khám và điều trị trong nhưng ngày cao điểm hè.

Khám sức khỏe tiền hôn nhân không phải là sự nghi ngờ, mà là minh chứng cho sự sẵn sàng, trưởng thành và trách nhiệm. Hãy để hôn nhân của bạn bắt đầu bằng sự thấu hiểu - từ sức khỏe.

Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấp giấy phép hoạt động theo hình thức tổ chức là bệnh viện triển khai hồ sơ bệnh án điện tử, chậm nhất vào ngày 30/9.

Những máy xạ mới đi vào hoạt động sẽ giúp người bệnh ung thư rút ngắn được thời gian chờ đợi.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 50% dân số toàn cầu bị nhiễm vi khuẩn HP. Tỉ lệ này tại Việt Nam dao động từ 60–70%. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về mức độ nguy hiểm của HP cũng như phương pháp tầm soát hiệu quả.