Số ca mắc viêm não Nhật Bản tăng
Con chị Trần Thị Lựu được nhập viện trong tình trạng sốt cao, suy giảm ý thức buộc phải đặt nội khí quản thở máy. Kết quả xét nghiệm cho thấy, bé dương tính với virus viêm não Nhật Bản dù bé đã được tiêm ba mũi vaccine phòng viêm não Nhật Bản trong chương trình tiêm chủng mở rộng.
"Em có tiêm phòng cho cháu theo tiêm chủng mở rộng ở xã. Em nghĩ tiêm ba mũi là đủ rồi, không nghĩ phải tiêm nhắc lại, lên đây các bác bảo thì em mới biết". - Chị Trần Thị Lựu - xã Chí Tân, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên chia sẻ.
Từ đầu năm đến nay, đã có 22 trường hợp mắc viêm não Nhật Bản nhập viện tại đây. Tỷ lệ trẻ chưa đến tuổi tiêm vaccine mắc rất ít, chủ yếu là trẻ lớn từ 5-10 tuổi. Đây là điểm khác biệt so với những năm trước, khi độ tuổi mắc viêm não Nhật Bản đang dịch chuyển dần. Mặc dù tỷ lệ tử vong giảm khá tốt nhưng 95% trẻ bị mắc có di chứng sau khi ra viện.

TS Đỗ Thiện Hải - Phó Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: "Trước đây, người mắc chủ yếu là trẻ nhỏ từ 1-2 tuổi. Chương trình tiêm chủng mở rộng thực hiện khá tốt, sau đó trẻ được bảo vệ khoảng 5 năm. Tuy nhiên vẫn cần xem xét tiêm nhắc lại cho trẻ..."
Viêm não Nhật Bản có tỷ lệ tử vong cao và để lại di chứng nặng nề, thường gặp là di chứng thần kinh. Đây là căn bệnh nguy hiểm, cũng là căn nguyên hàng đầu gây viêm não virus ở châu Á, trong đó có Việt Nam.

Virus viêm não Nhật Bản lây truyền qua muỗi đốt. Vật chủ chính của virus là động vật (chim, lợn). Vaccine vẫn là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất đã được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng trên cả nước từ năm 2014.
Tuy nhiên, vaccine viêm não Nhật Bản tiêm cho trẻ lúc 12 tháng tuổi, sau khi tiêm đủ ba mũi cơ bản, một năm sau nhắc lại mũi tiếp theo. 3 - 5 năm sẽ tiêm nhắc lại một lần theo khuyến cáo đến năm 16 tuổi.


Một bệnh nhân đau bụng dữ dội nhưng chủ quan không đi thăm khám, tự uống thuốc giảm đau khiến cấp cứu chậm trễ và gây vỡ ruột thừa.
Một bộ phận người dân còn chủ quan trong phòng bệnh sốt xuất huyết, có bệnh nhưng không đi khám tại các cơ sở y tế dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Mặc dù COVID-19 được phân loại vào nhóm bệnh truyền nhiễm nhóm B, tuy nhiên Bộ Y tế vẫn yêu cầu các bệnh viện duy trì đầy đủ vật tư, trang thiết bị cũng như các phương án thu dung người bệnh.
Hiện Việt Nam chưa ghi nhận biến thể mới Covid-19 nào đáng lo ngại, tuy nhiên ngành Y tế đang theo dõi sát sự xuất hiện của biến thể phụ XBB.1.16 của Omicron đang lan nhanh tại một số nước châu Á và các bệnh viện luôn chuẩn bị để thích ứng với tình hình mới của dịch bệnh.
Các bác sĩ phẫu thuật tại Trung tâm Y tế Ronald Reagan UCLA (thuộc Đại học California, Los Angeles, Mỹ) đã thực hiện thành công ca ghép bàng quang cho người đầu tiên trên thế giới.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội sáng 19/5 đã tổ chức giám sát các ổ dịch sốt xuất huyết cũ tại xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng.
0