Số ca được ghép giác mạc tăng 10% so với trước đây
Phong tục tập quán, truyền thống, tôn giáo và sự thờ ơ về việc hiến tặng giác mạc, hiến tạng từ người chết não đang là những cản trở trong vận động hiến tạng tại Việt Nam. Đây là thông tin được các chuyên gia đề cập trong buổi chia sẻ kinh nghiệm thu nhận, điều phối giác mạc giữa Việt Nam và Singapore, diễn ra chiều 15/10 tại Hà Nội.
Tại tọa đàm, các chuyên gia từ Ngân hàng mắt ở Singapore đã chia sẻ kinh nghiệm từ 73 ca ghép giác mạc vào năm 1993 đến năm 2023 đã ghép cho 620 ca. Đây là phương pháp duy nhất và hiệu quả nhất giúp bệnh nhân bị tổn thương giác mạc có cơ hội phục hồi thị lực, đặc biệt là trong những trường hợp điều trị nội khoa không còn mang lại kết quả.
Được thành lập từ tháng 3/2024, trong 8 tháng qua, Ngân hàng Mô, Bệnh viện Mắt Hà Nội 2, đã thu nhận 57 giác mạc từ nhiều nguồn hiến, ghép giác mạc cho 42 trường hợp, điều phối giác mạc sang một số viện khác.
Từ tháng 5/2024 đến nay, số lượng ca hiến tạng từ người chết não tăng gấp 3 lần, các ca ghép tạng, trong đó có ghép hiến giác mạc tăng 10% so với thời điểm trước. Tuy nhiên, với ghép giác mạc, còn một số khó khăn bởi Việt Nam hiện chỉ có 2 cơ sở y tế có khả năng thu, ghép giác mạc trên cả nước, bên cạnh đó số lượng giác mạc hiến còn quá ít.
Tại Việt Nam, việc lấy - ghép giác mạc được thực hiện từ năm 2007. Đến nay, đã có hơn 3.000 người được ghép giác mạc, trong đó có hơn 50% là từ nguồn người hiến tại cộng đồng. Những người đã mất đi đều có thể hiến giác mạc mang lại ánh sáng cho hai người khác, điều đó rất ý nghĩa, cần phải động viên khuyến khích.


Một bộ phận người dân còn chủ quan trong phòng bệnh sốt xuất huyết, có bệnh nhưng không đi khám tại các cơ sở y tế dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Mặc dù COVID-19 được phân loại vào nhóm bệnh truyền nhiễm nhóm B, tuy nhiên Bộ Y tế vẫn yêu cầu các bệnh viện duy trì đầy đủ vật tư, trang thiết bị cũng như các phương án thu dung người bệnh.
Hiện Việt Nam chưa ghi nhận biến thể mới Covid-19 nào đáng lo ngại, tuy nhiên ngành Y tế đang theo dõi sát sự xuất hiện của biến thể phụ XBB.1.16 của Omicron đang lan nhanh tại một số nước châu Á và các bệnh viện luôn chuẩn bị để thích ứng với tình hình mới của dịch bệnh.
Các bác sĩ phẫu thuật tại Trung tâm Y tế Ronald Reagan UCLA (thuộc Đại học California, Los Angeles, Mỹ) đã thực hiện thành công ca ghép bàng quang cho người đầu tiên trên thế giới.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội sáng 19/5 đã tổ chức giám sát các ổ dịch sốt xuất huyết cũ tại xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã cắt băng khánh thành phòng truyền thống Y dược cổ truyền dân tộc tại lễ kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam.
0