Số ca cấp cứu đột quỵ, ngộ độc tăng mạnh dịp cuối năm

Thời tiết lạnh sâu khiến nhiều người trở nên lười vận động, ít tập thể thao hơn. Thêm vào đó nhiệt độ xuống thấp mang lại nhiều căng thẳng cho cơ thể kết hợp những thói quen sinh hoạt, ăn uống không lành mạnh, liên tục dự tiệc tất niên dịp cận Tết… Đây cũng có thể là những yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ đột quỵ khi trời lạnh.

Theo các chuyên gia y tế, nguy cơ bị đột quỵ tăng 80%, đặc biệt khi nhiệt độ xuống dưới 15 độ C và nhiệt độ giảm đột ngột. Nhiệt độ lạnh có thể làm mạch máu co lại, gây tăng huyết áp. Thời tiết lạnh cũng có thể làm máu cô đặc lại, nguy cơ dẫn đến hình thành cục máu đông.

Để phòng tránh đột quỵ khi trời lạnh, theo các chuyên gia y tế, người dân cần thường xuyên theo dõi huyết áp khi thời tiết thay đổi. Ngay khi cơ thể có những thay đổi nhẹ hoặc huyết áp tăng cao bất thường, cần liên hệ ngay với bác sĩ để được kê đơn và điều chỉnh thuốc.

Số ca cấp cứu đột quỵ, ngộ độc tăng mạnh dịp cuối năm

Bên cạnh đó, người dân cần khám định kỳ để kiểm soát các bệnh lý nền thật tốt như: Tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh lý tim mạch… Đồng thời, tránh tiếp xúc đột ngột với thời tiết lạnh, đặc biệt khi trời lạnh dưới 15 độ C.

Khi ra ngoài nên mặc quần áo ấm phù hợp và không quên đội mũ len, đeo găng tay, đi giầy. Ngoài ra, nên duy trì hoạt động thể chất thường xuyên theo ý kiến của bác sĩ; giảm cân và duy trì cân nặng hợp lý.

Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh như không ăn mặn, hạn chế thức ăn có nhiều cholesterol. Không uống rượu và ăn quá nhiều; tránh căng thẳng; không hút thuốc lá, thuốc lào.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Có những người thầy thuốc không chờ bệnh nhân đến với mình mà họ lên đường đi tìm sự sống cho người khác. Đó là những người làm công tác cấp cứu ngoại viện - những người trực chiến 24/7.

Các bác sĩ Khoa Phẫu thuật Cột sống, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức vừa nắn chỉnh thành công cho trẻ 14 tuổi bị gù vẹo cột sống nặng nhờ hệ thống O-arm kết hợp định vị Navigation và giám sát thần kinh trong khi mổ.

Bộ Y tế vừa có công văn gửi Sở Y tế các địa phương và lãnh đạo các bệnh viện trên toàn quốc yêu cầu tăng cường công tác đảm bảo an ninh, an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế.

Vaccine điều trị ung thư mRNA của Nga với cơ chế hoạt động đặc biệt, một trong những thành tựu khoa học đột phá sẽ sớm có mặt tại Việt Nam, theo thỏa thuận vừa được ký kết giữa Công ty Vaccine Việt Nam (VNVC) và Quỹ đầu tư trực tiếp Nga (RDIF).

Ngành y tế Nga đã gây tiếng vang lớn khi thông báo phát triển một loại vaccine ung thư dựa trên công nghệ tiên tiến mRNA và có kế hoạch cung cấp miễn phí cho bệnh nhân vào năm 2025.

TS Nguyễn Hồng Vũ, cựu nghiên cứu viên tại Viện Nghiên cứu ung thư quốc gia City of Hope (California, Mỹ), cho biết các tài liệu về lòng xe điếu không nhiều, một số thông tin có lý giải lòng này có thể do quá trình nuôi lợn mắc bệnh đường ruột do vi khuẩn Lawsonia intracellularis, tồn tại ở những nơi mà điều kiện vệ sinh không đảm bảo.