Siết phân lô, bán nền sẽ không gây thiếu nguồn cung
Theo các chuyên gia, đây là việc làm cần thiết nhằm hạn chế tình trạng doanh nghiệp phân lô, bán nền; ngăn chặn tình trạng đầu cơ để thị trường phát triển lành mạnh.
Thời gian qua, rất nhiều dự án được chủ đầu tư phân lô rồi bán cho cá nhân tự xây dựng. Hậu quả là xuất hiện không ít khu đô thị bỏ hoang do tình trạng mua đầu cơ. Như tại khu ba dự án Khu nhà ở sinh thái Đồng Mai (quận Hà Đông, Hà Nội), dù hạ tầng đã cơ bản hoàn thiện, các lô đất đã được phân lô từ lâu, mới chỉ lác đác hộ dân về xây dựng nhà ở.
Tình trạng này sẽ được khắc phục khi 105 thành phố, thị xã sẽ nằm trong danh sách cấm phân lô, bán nền theo quy định của Luật Kinh doanh Bất động sản. Lợi dụng quy định này, giới đầu cơ đã gom đất rồi phân lô bán nền, tách thửa, sau đó tung tin thị trường đất nền khan hiếm để thổi giá, gây hỗn loạn thị trường.

Các chuyên gia khẳng định số lượng sản phẩm đất nền từ phân lô trong giai đoạn tới có giảm nhưng xét về dài hạn sẽ không có sự biến động quá lớn. Hơn nữa, việc siết phân lô bán nền sẽ khiến các chủ đầu tư buộc phải tìm phương án khác cho những khu đất của mình.
Kết quả khảo sát tại 56/63 tỉnh, thành phố được Bộ Xây dựng thực hiện cho thấy, trong quý I năm nay, lượng tồn kho BĐS tại các dự án vào khoảng hơn 23.000 căn.
Trong đó tồn kho gần 10.900 nền, hơn 3.700 căn chung cư và gần 8.500 căn nhà ở riêng lẻ. Có thể thấy, nguồn cung đất nền không hề thiếu, mà còn dôi dư khi các địa phương đang đẩy mạnh đấu giá đất.
Việc siết chặt phân lô, bán nền được kỳ vọng sẽ giúp thị trường phát triển theo hướng minh bạch, bền vững. Đặc biệt đây sẽ là giải pháp để ngăn chặn tình trạng đầu cơ, tạo "sốt" đất, hạn chế lãng phí nguồn lực đất đai.


Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, cần thống nhất các quy định về quản lý đất đai để tránh tình trạng so bì "thiệt - hơn" giữa các xã, phường, giữa các trường hợp sử dụng đất, sau khi các tỉnh, thành tiến hành sáp nhập.
Các dữ liệu nghiên cứu thị trường cho thấy, nguồn cung phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng có dấu hiệu cải thiện cục bộ ba tháng đầu năm, song sức cầu của thị trường vẫn rất thấp.
Được giới thiệu tới thị trường vào tháng 2/2022, nhưng đến nay dự án nhà ở xã hội 4-6-8 Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội vẫn chưa có dấu hiệu của việc thi công.
Huyện Hoài Đức đang tiếp nhận hồ sơ tham gia đấu giá Quyền sử dụng lô đất thực hiện dự án xây dựng nhà ở thấp tầng liền kề và biệt thự để bán tại xã Lại Yên.
Nghị định 76 của Chính phủ sau 20 ngày có hiệu lực đã gỡ khó cho nhiều dự án đang vướng mắc, đặc biệt là việc xác định thời điểm để tính tiền sử dụng đất.
Khoảng 16ha đất thuộc khu đất dịch vụ và khu dân cư mới tại phường Vạn Phúc, quận Hà Đông hơn 10 năm qua vẫn chưa được triển khai, gây lãng phí nguồn lực đất đai.
0