Sắp xếp, thu gọn cơ sở giáo dục Đại học công lập
Tại họp báo giới thiệu thông tin Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, các cơ sở giáo dục đại học công lập sẽ đóng vai trò nòng cốt, chiếm khoảng 70% quy mô đào tạo. Trong mạng lưới, từ 50 đến 60 cơ sở giáo dục đại học đào tạo tới trình độ tiến sĩ, trong đó khoảng 50% phát triển theo định hướng nghiên cứu.
Quy hoạch cũng đưa ra phương án sắp xếp, phát triển các cơ sở giáo dục đại học theo hướng củng cố năng lực đối với các cơ sở giáo dục đại học hiện có, sắp xếp và thu gọn số đầu mối cơ sở giáo dục đại học công lập; sắp xếp, củng cố hoạt động của các phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học.
Mục đích quan trọng nhất của quy hoạch mạng lưới giáo dục đại học không phải chỉ để sắp xếp, mà là để đầu tư trọng tâm trọng điểm, để phát triển giáo dục đại học.
Ông Hoàng Minh Sơn, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho hay: “Trong quy hoạch lần này thì không đưa ra những con số cứng mà chỉ đưa ra là thu hẹp hay là giảm số đầu mối. Và với sự đầu tư trọng tâm, trọng điểm của Nhà nước vào những trường nào mà đào tạo hoặc là nghiên cứu tốt ở trong các lĩnh vực đặc biệt, là lĩnh vực trọng điểm thì theo cơ chế. Vậy có nghĩa là trường nào hoạt động tốt có hiệu quả trong lĩnh vực thì Nhà nước sẽ lại càng đầu tư tập trung vào thay vì là đầu tư dàn trải và với cơ chế cạnh tranh như vậy, trường nào không đạt chuẩn thì sẽ bị giải thể".
Quy hoạch cũng khuyến khích thành lập mới, mở rộng mạng lưới cơ sở tư thục, phân hiệu của cơ sở tư thục, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài có uy tín, nhất là các đại học chuyên đào tạo các ngành khoa học, kỹ thuật và công nghệ. Nguồn lực Nhà nước chủ yếu tập trung đầu tư nâng cấp, phát triển các đại học quốc gia và đại học vùng đạt chất lượng và uy tín ngang tầm khu vực và thế giới.
Theo quy hoạch, đến năm 2030 sẽ phát triển Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TP.HCM thuộc nhóm cơ sở giáo dục đại học hàng đầu châu Á; phát triển Đại học Huế, Đại học Đà Nẵng thành đại học quốc gia.
Các trường đại học nòng cốt định hướng phát triển thành đại học vùng gồm Trường Đại học Vinh, Trường Đại học Nha Trang, Trường Đại học Tây Nguyên, Trường Đại học Cần Thơ.
Quy hoạch này cũng đề cập đến việc phát triển các trường đại học trọng điểm quốc gia ở một số lĩnh vực như khoa học công nghệ, khoa học sức khỏe, đào tạo STEM.


Phòng GD&ĐT quận Ba Đình vừa tổ chức Hội thảo "Mở khoá kỷ nguyên số và kiến tạo trường học số: Giải pháp từ Google" tại Trường Trung học cơ sở Giảng Võ.
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố hướng dẫn tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2025 với nhiều điểm thí sinh cần lưu ý để thực hiện đúng quy định.
Chung kết cuộc thi hùng biện Tiếng Anh "Kella in Life 2025" đã được tổ chức tại Hà Nội với sự góp mặt của 26 đội thi tới từ các trường THPT trên địa bàn Thủ đô.
Chủ đề: Chữa đề tham khảo theo mẫu minh họa của Bộ GD-ĐT (Tiết 2). Giáo viên Lê Phương Lan - Trường THPT chuyên Sơn Tây - Hà Nội.
Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội sáng 18/5 đã ra mắt ngành học mới “Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam” cùng chương trình đào tạo giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ.
Gần 18.000 thí sinh trong cả nước đã tham gia kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Sư Phạm Hà Nội.
0