Sáng tạo từ văn hóa dân tộc
Triển lãm do Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp với Công ty Cổ phần tư vấn, dịch vụ và thương mại Khởi Minh tổ chức, nhân dịp kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11), 20 năm khu Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử cấp Quốc gia.
Triển lãm trưng bày các tác phẩm nghệ thuật độc đáo, mang đậm nét văn hóa truyền thống, do các tác giả, nghệ sĩ có tên tuổi sáng tạo; các tác phẩm tạo hình nghệ thuật, mỹ thuật độc đáo như: Bộ sưu tâp Linh vật, bộ sưu tập các tác phẩm Gốm men Lam, bộ sưu tập Kẹp sách họa tiết văn hóa Đông Sơn, Rồng thời Lý, các tác phẩm thêu tay, tranh lụa... do các nghệ nhân làng nghề truyền thống chế tác.
Nhà điêu khắc, hoạ sỹ Vũ Dũng cho biết: "Trong 12 con giáp, có thể nói con rắn là con khó khăn nhất về mặt tạo hình, vì ngoài cái đầu ấn tượng ra thì toàn thân con rắn là một ống tròn dài. Như vậy đối với tạo hình là hết sức khó khăn. Phải tạo ra một bức tượng hình linh vật rắn thì tôi mới đặt ra vấn đề là hãy để cho nó cuộn lại như để gợi sự tròn đầy và như có một sức mạnh ẩn chứa".
Quan niệm “Văn hoá là ở trong dân”, là quá trình sáng tạo liên tục từ quá khứ tới hiện tại đã được các nghệ sỹ cùng chia sẻ. Thế hệ nào cũng có thể gặp gỡ và trở thành một phần của văn hoá dân gian, góp phần vào hành trình tạo nên truyền thống. Hành trình ấy là bản đồng dao đan xen giữa "tôn cựu" - trân trọng, tôn vinh di sản, cùng "nghênh tân" - chào đón, thể hiện cái mới. Triển lãm là cầu nối giữa di sản văn hóa với thế hệ đương đại, giúp công chúng thêm hiểu biết, yêu thích và trân trọng các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
"Chúng tôi chỉ coi như đây là một cuộc hội ngộ của các anh chị em rất muốn tôn vinh văn hóa truyền thống, văn hóa dân gian. Bởi vì những giá trị đó ý nghĩa", bà Vũ Minh Châu - Giám đốc sáng tạo Khởi Minh Gifts chia sẻ.
Ngoài ra, với mong muốn bảo tồn di sản và phát huy, ứng dụng các giá trị văn hóa Việt vào đời sống hiện đại, trong khuôn khổ triển lãm còn có các buổi tọa đàm về dấu ấn di sản trong điêu khắc tạo hình đương đại; toạ đàm về nét đặc sắc của mỹ thuật truyền thống và ứng dụng, tái tạo các giá trị văn hóa trong kiến trúc đương đại. Bên cạnh đó, Triển lãm còn là dịp để gặp gỡ, giao lưu với các tác giả, nghệ nhân, nghệ sỹ và tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hướng dẫn khách tham quan tìm hiểu về những kỹ thuật của các làng nghề truyền thống.
Triển lãm “Tôn cựu, nghênh tân” là cầu nối giữa di sản văn hóa với thế hệ đương đại, giúp công chúng thêm hiểu biết, yêu thích và trân trọng các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc trong hội nhập quốc tế.


Một Hà Nội hiện lên bình dị mà sâu sắc, sống động mà lặng lẽ, tại triển lãm ảnh “Hà Nội ơi”, được tổ chức nhân dịp ra mắt cuốn sách cùng tên.
Đình Kim Ngân, phố Hàng Bạc đang trở thành không gian nghệ thuật đặc biệt với triển lãm “Lấp lánh phố nghề”, tái hiện vẻ đẹp của nghề kim hoàn truyền thống. Đây là dịp để công chúng khám phá lịch sử hình thành và phát triển của khu phố cổ Hà Nội.
Trong 3 ngày 14-16/5, người dân, phật tử có thể đến chiêm bái xá lợi Đức Phật - quốc bảo Ấn Độ tại chùa Quán Sứ (Hà Nội) trong khung giờ từ 6h đến 23h.
Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Quà tháng Năm dâng Người” được tổ chức nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025) sẽ diễn ra vào tối 14/5, tại Nhà hát Lớn Hà Nội.
Nghề gia truyền hiện nay vẫn tồn tại và phát triển tại một số gia đình ở khu phố cổ Hà Nội. Họ không chỉ giữ gìn nghề truyền thống của cha ông, mà còn giữ lại nét văn hóa của người Hà Nội.
"Dù đi ngàn dặm xa xôi, ai rồi cũng phải trở về với chính mình. Không có con đường nào đưa đến an lạc ngoài con đường quay về nội tâm" - những lời Đức Phật dạy trong Kinh Pháp Cú như ánh sáng lan tỏa và càng trở nên sâu sắc hơn trong cuốn sách "Đường Về", do thiền sư Ajahn Chah biên soạn qua ngòi bút của dịch giả Thiên Lương.
0