Sáng tạo mới từ chất liệu tranh dân gian

Hơn 60 bức tranh với đề tài tranh dân gian Hàng Trống, Đông Hồ, Kim Hoàng quen thuộc như Lợn đàn, Thần Kê, Đánh ghen, Ngũ Hổ, Đám cưới chuột… được trưng bày tại Trung tâm Giao lưu văn hóa khu phố cũ.

Tranh dân gian Việt Nam có lịch sử lâu đời, đã từng có thời gian phát triển mạnh mẽ, dòng tranh này không những là tài sản riêng của các làng tranh mà còn là tài sản chung của dân tộc. Ngày nay, nhiều dòng tranh dân gian đang dần bị mai một, chỉ còn một số ít vẫn đang được giữ gìn bảo tồn trong một số làng nghề và gia đình làm tranh. 

Latoa Indochine là một trong những đơn vị hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật đang miệt mài trên con đường phục dựng lại dòng tranh dân gian trên chất liệu sơn màu khắc. Với phương pháp này, các nghệ sĩ đã sáng tạo mang đến đời sống mới cho hàng chục mẫu tranh dân gian thuộc các dòng tranh vang bóng một thời như: Đông Hồ, Kim Hoàng và Hàng Trống. 

Họa sĩ Lương Minh Hòa chia sẻ: "Ngày xưa làm trên giấy, giấy không bảo quản được lâu và sẽ mai một theo thời gian. Mình lấy lại những tranh dân gian có thể gốc gác nhất, biến điệu từ tranh sơn khắc để lấy lại nét, vì hệ thống nét ở tranh dân gian rất rõ, từ đó mình đẩy chất liệu sơn mài vào, từ đó cảm giác rất quý và bền bỉ theo thời gian".

Hơn 60 bức tranh dân gian được trưng bày tại Triển lãm.

Hơn 60 bức tranh dân gian Hàng Trống, Đông Hồ, Kim Hoàng với những chủ đề quen thuộc được trưng bày tại triển lãm "Mạch di sản" kể câu chuyện thật kỳ thú về dòng tranh dân gian, được tái tạo kết hợp giữa kỹ thuật tranh sơn mài và sơn khắc, mang đến góc nhìn mới mẻ cho công chúng về nghệ thuật truyền thống đặc sắc của Việt Nam.   

Bà Trương Hoàng Diệu Linh, Giám đốc kinh doanh Latoa Indochine cho biết: "Latoa luôn luôn coi trọng giá trị truyền thống, muốn đưa những sản phẩm truyền thống của dân tộc trước đây là trên giấy và bây giờ là trên các chất liệu mới, hoàn toàn mới mà vẫn kết hợp từ những chất liệu làm tranh của Việt Nam mình là sơn mài và sơn khắc, để không chỉ những người lớn tuổi mà các bạn trẻ cũng đón nhận những sản phẩm như thế này vì nó phù hợp với thiết kế hiện đại của các gia đình hiện đại bây giờ".

Ngoài ra, tại triển lãm, các họa sĩ còn giới thiệu thêm các đề tài về sen, múa đèn, phong cảnh, nhân vật bằng chất liệu sơn mài, thể hiện tình yêu và đam mê nghệ thuật. Trong thời gian diễn ra triển lãm, nhóm họa sĩ Latoa Indochine còn tổ chức các hoạt động trải nghiệm sơn mài khắc và họa màu dân gian.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Huyện Phúc Thọ trọng thể tổ chức Lễ dâng hương tượng niệm 1982 năm ngày giỗ Hai Bà Trưng tại Di tích Quốc gia đặc biệt Đền Hát Môn, sáng 3/4 (tức mùng 6/3 âm lịch).

Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao tổ chức Triển lãm Mỹ thuật nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày đất nước thống nhất.

Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ tư năm 2025 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức sẽ diễn ra trên toàn quốc từ ngày 15/4 đến ngày 2/5.

Các hoạt động với chủ đề “Sắc màu văn hoá các dân tộc Việt Nam” sẽ diễn ra từ ngày 1/4 - 4/5 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).

Lễ hội chùa Thầy năm 2025 được tổ chức từ ngày 2 đến ngày 4/4 (tức từ mùng 3 đến hết mùng 7/3 âm lịch) với những nghi lễ truyền thống, độc đáo, đặc sắc.

Quận Ba Đình đã tổ chức Lễ hội truyền thống kỷ niệm ngày sinh Đức Thánh Huyền Thiên Trấn Vũ năm 2025 tại Di tích quốc gia đặc biệt Đền Quán Thánh.