Sân khấu kịch TP.HCM chuyển mình để thu hút khán giả

Từ việc đầu tư vào kịch bản, dàn dựng đến các hình thức quảng bá, các sân khấu kịch TP.HCM không ngừng nỗ lực thổi luồng sinh khí mới, mang đến trải nghiệm gần gũi và hấp dẫn hơn.

Xem vở kịch 'Con quỷ rối' của sân khấu kịch Quốc Thảo - tác phẩm kịch 4D đầu tiên tại TP.HCM, không chỉ đơn thuần là thưởng thức kịch, khán giả còn được trải nghiệm tương tác trực tiếp từ không gian đến vị trí ngồi, mang lại sức hấp dẫn đặc biệt.

Những đổi mới về nội dung và phong cách trình diễn trên nhiều sân khấu kịch TP.HCM đã tạo nên dấu ấn riêng, thu hút sự quan tâm của công chúng.

Đạo diễn Quốc Thảo, Giám đốc sân khấu Quốc Thảo, chia sẻ: “Vở diễn của sân khấu Quốc Thảo thường tập trung vào các chủ đề nóng hổi trong xã hội, những hiện tượng mạng đáng chú ý, hoặc các vấn đề cần phê phán hay ca ngợi. Điều này khiến khán giả trẻ khi xem cảm thấy hào hứng vì nhận ra hình ảnh của chính mình trong đó”.

Cách đổi mới tại các sân khấu kịch TP.HCM không chỉ giúp làm mới nội dung mà còn tạo nên sự gắn kết và giúp khán giả có cơ hội tiếp cận sâu sắc hơn với nghệ thuật sân khấu. Chị Vân An, phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP.HCM, cho biết: “Là một khán giả yêu thích kịch, trong thời gian qua, tôi nhận thấy sân khấu kịch tại TP.HCM đã có nhiều thay đổi đa dạng, từ thể loại và nội dung của các vở diễn cho đến đối tượng khán giả. Tôi cảm nhận rõ sự trẻ hóa đáng kể trong cách tiếp cận và phục vụ khán giả”.

Trong bối cảnh nhiều hình thức giải trí mới lên ngôi, các sân khấu kịch buộc phải thay đổi để bắt kịp xu hướng và thu hút khán giả. Tuy nhiên, sân khấu kịch TP.HCM đang phải đối mặt với không ít khó khăn trong quá trình đầu tư, đổi mới để thu hút khán giả. Điều này đặt ra nhiều thách thức cho các sân khấu kịch trong việc duy trì và phát triển trong tương lai. Đạo diễn Quốc Thảo cho rằng: "Mỗi sân khấu bây giờ thì cứ phải chạy theo thị trường mà chạy theo thị trường thì sẽ mất đi cái đầu tư. Chúng ta phải biết là nếu chúng ta đầu tư nhỏ, manh mún thì chắc chắn đời sống của vở diễn không lâu dài được. Còn nếu đầu tư lớn quá thì đúng là tư nhân không có đủ khả năng để làm điều đó”.

NSƯT Ngọc Trinh cho biết: “Ngọc Trinh cho rằng yếu tố hấp dẫn và quan trọng nhất vẫn là kịch bản. Khi có một kịch bản tốt, phù hợp với phong cách dàn dựng của từng sân khấu, thì đó đã là bước đầu để thu hút khán giả. Bởi nếu kịch bản quá mỏng hoặc không có nội dung hấp dẫn, chắc chắn sân khấu khó có thể phát triển bền vững”.

Bằng sự nỗ lực và kiên trì, các sân khấu kịch không ngừng đổi mới để giữ gìn giá trị nghệ thuật truyền thống, đồng thời khẳng định vị thế trong đời sống tinh thần của công chúng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chùa Vạn Niên, ngôi chùa cổ hơn 1.000 năm tuổi nằm yên bình bên bờ hồ Tây đang là một điểm đến hấp dẫn tại Hà Nội.

Triển lãm tranh “Hồn Dó” vừa khai mạc tại không gian nghệ thuật B&C Maison d'Art tại Thủ đô Hà Nội. Với nguồn cảm hứng bất tận từ chất liệu giấy dó - một loại giấy làm từ chất liệu thủ công đồng quê của Việt Nam - nghệ sĩ Ngô Đức Hoàng đã thổi hồn vào những tác phẩm mang đậm chất văn hóa Á Đông, được các nhà nghệ thuật trong và ngoài nước đánh giá cao.

Chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), tối 18/11, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) khai mạc triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”.

Từ việc đầu tư vào kịch bản, dàn dựng đến các hình thức quảng bá, các sân khấu kịch TP.HCM không ngừng nỗ lực thổi luồng sinh khí mới, mang đến trải nghiệm gần gũi và hấp dẫn hơn.

Xuất phát từ tình yêu đối với văn chương, một dự án cộng đồng mang tên “Rubik văn chương” đã ra đời và trở thành nơi trao đổi các kiến thức văn học bổ ích của những bạn trẻ.

Từ nay đến hết ngày 30/11, công chúng yêu nghệ thuật trong và ngoài nước khi đến với không gian Aqua Art, 44 phố Yên Phụ, sẽ được thưởng lãm nhiều tác phẩm tranh vẽ về Hà Nội cùng các workshop về hội họa độc đáo.