Sắc màu rực rỡ tại Lễ hội xôi Phú Thượng

Cứ vào ngày 8/1 âm lịch hàng năm, người dân làng Phú Gia (nay thuộc phường Phú Thượng, quận Tây Hồ) lại tổ chức Lễ hội xôi tôn vinh nghề truyền thống của làng, cầu mong mùa màng bội thu trong năm mới.

Đến nay, nghề làm xôi Phú Thượng đã được ghi danh vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Trong Lễ hội, người dân Phú Thượng mở hội thi nấu xôi và chia sẻ, trình diễn nhiều món xôi ngon của Phú Thượng để du khách mọi miền Tổ quốc ghé thăm đều có thể thưởng thức và trải nghiệm món ăn quen thuộc mà độc đáo này.

Tại gian hàng trưng bày xôi của Chi hội 1, bà Hoàng Thị Lợi ở phố Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm, đã rất thích thú bởi những đĩa xôi nhiều màu sắc, thơm dẻo tại đây. Bà Lợi chia sẻ: "Hàng ngày chúng tôi cũng được ăn xôi nhưng đến Lễ hội này lại thấy ngon hơn, đẹp hơn."

Đối với nghệ nhân Mai Thị Thanh, đây là lần thứ 8 chị tham gia Lễ hội truyền thống Xôi Phú Thượng. Với bàn tay khéo léo, lành nghề, chị đã cùng các chị em trong Chi hội số 5 làm ra những mẹt xôi không chỉ thơm ngon, chuẩn với thương hiệu xôi Phú Thượng, mà còn trang trí chúng trở thành những tác phẩm nghệ thuật về đề tài tình yêu quê hương đất nước, hình bông hoa, tháp hoa, các gánh hàng mang biểu tượng gốc gác của gánh xôi Phú Thượng, Hà Nội xưa.

Xôi Phú Gia là món ăn đơn giản, được kết tinh từ tinh hoa của đất trời, những hạt gạo dẻo thơm bùi nổi tiếng kinh thành Thăng Long xưa, cũng từng là món ngon “tiến Vua” mỗi dịp lễ, Tết. Đến nay, Phú Thượng được UBND thành phố Hà Nội công nhận danh hiệu Làng nghề truyền thống xôi Phú Thượng. Có những sản phẩm đạt tiêu chuẩn 4 sao OCOP, đồng thời được công nhận vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Đây cũng là một trong những hoạt động nhằm thực hiện Chương trình 02 của Quận ủy Tây Hồ về “Tăng cường công tác Quản lý Nhà nước về kinh tế; chú trọng phát triển ngành dịch vụ du lịch gắn với di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh các làng nghề truyền thống”, góp phần góp phần phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn, hiện thực hóa khát vọng xây dựng quận Tây Hồ trở thành Trung tâm du lịch văn hóa của Thủ đô.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ tư năm 2025 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức sẽ diễn ra trên toàn quốc từ ngày 15/4 đến ngày 2/5.

Các hoạt động với chủ đề “Sắc màu văn hoá các dân tộc Việt Nam” sẽ diễn ra từ ngày 1/4 - 4/5 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).

Tái hiện lại lịch sử qua những câu chuyện và những tác phẩm nghệ thuật đang được nhiều di tích của Hà Nội thực hiện khá thành công, tạo được dấu ấn trong lòng du khách.

Lễ hội chùa Thầy năm 2025 được tổ chức từ ngày 2 đến ngày 4/4 (tức từ mùng 3 đến hết mùng 7/3 âm lịch) với những nghi lễ truyền thống, độc đáo, đặc sắc.

Quận Ba Đình đã tổ chức Lễ hội truyền thống kỷ niệm ngày sinh Đức Thánh Huyền Thiên Trấn Vũ năm 2025 tại Di tích quốc gia đặc biệt Đền Quán Thánh.

Ngày 1/4/2025, tròn 24 năm ngày nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn về với cát bụi, nhiều người lại thổn thức nhớ đến ngôi nhà xưa ở TP.HCM - nơi ông từng sinh sống và viết nên những bản nhạc ấn tượng.