'Rất ít Chủ tịch UBND các cấp dự phiên toà hành chính'
Chiều 26/5, các đại biểu Quốc hội thảo luận về dự án luật sửa đổi bổ sung 5 Luật ngành tư pháp.
Đại biểu Nguyễn Tâm Hùng (Đoàn ĐBQH tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu) nêu thực trạng: có rất ít Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND các cấp, hoặc người được ủy quyền tham dự phiên tòa hành chính, cung cấp chứng cứ đúng thời hạn. Điều này gây khó khăn cho tranh tụng, giảm hiệu lực các vụ xét xử của các vụ án tố tụng hành chính.
Đại biểu Nguyễn Tâm Hùng cho hay: "Luật tố tụng hành chính hiện hành chỉ cho phép UBND ủy quyền cho Phó Chủ tịch UBND cùng cấp. Nhưng thực tế lâu nay phổ biến là ủy quyền cho lãnh đạo cơ quan chuyên môn. Điều này không phù hợp với quy định. Do đó, tôi đề nghị Ban soạn thảo xem xét, cân nhắc hoặc giữ nguyên để bảo đảm trách nhiệm trực tiếp của người đứng đầu hoặc mở rộng hợp lý cho phép ủy quyền cho người đứng đầu cơ quan chuyên môn am hiểu, dù việc với điều kiện rõ ràng và chặt chẽ để quá trình tổ chức thực thi pháp luật cho đúng quy định".
Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp) cho rằng, tình trạng chính quyền vắng mặt tại các phiên xét xử hành chính xảy ra cả ở cấp xã, câp huyện, cấp tỉnh, thậm chí các bộ ngành có cơ quan trực thuộc Trung ương. Tuy nhiên, khác với đại biểu Nguyễn Tâm Hùng, đại biểu Hòa cho rằng các vụ án hành chính nào cũng yêu cầu Chủ tịch UBND có mặt là điều rất khó thực hiện.
Giải trình vấn đề này, Chánh án TAND tối cao Lê Minh Trí thừa nhận, trách nhiệm của lãnh đạo các ủy ban trong việc tham gia các vụ án chưa có chế tài rõ ràng. Kiểm sát chỉ kháng nghị, tòa chỉ tuyên còn cung cấp tài liệu, đối thoại, dự phiên tòa hành chính lúc có lúc không. Do vậy, nếu không sửa luật thực hiện quy định sẽ không nghiêm. Tuy nhiên, nếu áp chế tài nghiêm thì lại có điểm chưa hợp lý trong thực tiễn.
Ông Lê Minh Trí - Chánh án TAND tối cao cho biết: “Có những nơi địa phương phát triển mạnh, Chủ tịch ủy ban tỉnh, thành rất là áp lực trong công việc. Nếu ở đây, một năm có 500 chuyện đối thoại, ra phiên tòa không có thời gian điều hành quản lý Nhà nước. Chính cái mâu thuẫn này lúc đó, tôi và anh Nguyễn Hòa Bình - Chánh án thời đó chưa có kiến nghị, chứ nếu đúng nghiêm là phải có chế tài. Nhưng bây giờ không nghiêm thì không chấp hành, chứ nghiêm là làm không nổi”.
Chánh án Lê Minh Trí nói thêm, theo luật, Chủ tịch UBND chỉ được ủy quyền đến phó, nhưng thực tiễn thường được giao cho cấp dưới nữa (cấp Sở, cấp phòng chuyên môn) tham dự phiên tòa. Trước ý kiến của các đại biểu quốc hội, TAND tối cao sẽ suy nghĩ một lần nữa, nghiên cứu sao cho nó hài hòa giữa thực tiễn với kỷ cương pháp luật và có lộ trình thực hiện.


Chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Hungary Sulyok Tamas là sự kiện quan trọng, góp phần đưa quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Hungary đi vào chiều sâu, hiệu quả.
Lực lượng CSGT đã triển khai ghi hình bằng camera giám sát để xử lý nghiêm nhiều trường hợp vi phạm giao thông.
UBND TP Hà Nội đặt mục tiêu chuyển đổi xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên toàn địa bàn thành phố chậm nhất vào năm 2030.
Tình trạng thi công chậm tiến độ có thể kéo dài tại dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1A đoạn Văn Điển - Ngọc Hồi (km185- km189) thuộc địa bàn huyện Thanh Trì, Hà Nội.
Hầm chui qua nút giao Kim Đồng - Giải Phóng là mối nối trọng yếu của toàn tuyến Vành đai 2,5, dự kiến có thể thông xe vào đầu năm 2026.
Phương án mở rộng các đoạn tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông có thể theo phương thức PPP hoặc phương án nhượng quyền kết hợp nâng cấp, mở rộng tài sản theo quy hoạch.
0