Quý I/2024, Hoà Phát đạt doanh thu gấp 7 lần cùng kỳ

Hôm nay, Tập đoàn Hòa Phát (mã chứng khoán: HPG) đã tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024. Sự kiện thu hút sự quan tâm của rất nhiều nhà đầu tư bởi trên thị trường chứng khoán Việt Nam, HPG vốn được mệnh danh là cổ phiếu quốc dân.

Năm 2023, Hòa Phát ghi nhận 120.355 tỷ đồng doanh thu và 6.800 tỷ đồng lợi nhuận, giảm lần lượt 16% và 19% so với năm 2022.

Trong đó, doanh thu từ hoạt động xuất khẩu đạt 36.077 tỷ đồng, tương đương 1,5 tỷ USD và đóng góp 30% tổng doanh thu của Tập đoàn. Về phân phối lợi nhuận năm 2023, hội đồng quản trị (HĐQT) công ty đề xuất phương án thưởng cổ phiếu cho cổ đông với tỷ lệ 10%.

Kết quả kinh doanh năm 2023 của Tập đoàn Hòa Phát

Cụ thể, Hòa Phát sẽ phát hành hơn 581 triệu cổ phiếu, nhằm tăng vốn điều lệ lên mức 63.962 tỷ đồng. Năm 2024, "vua" thép đặt mục tiêu năm tới mang về doanh thu 140.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 10.000 tỷ đồng, lần lượt tăng 18% và 47% so với thực hiện năm 2023. Quý I/2024, Hòa Phát đã mang về 31.000 tỷ doanh thu và hơn 2.800 tỷ đồng lợi nhuận, gấp 7 lần cùng kỳ.

Mục tiêu năm 2024 của Tập đoàn Hòa Phát

Tập đoàn Hòa Phát cho biết, sau khi dự án Dung Quất 2 hoàn thành, doanh thu của Hòa Phát có thể lên đến 200.000 tỷ đồng và tỷ trọng doanh thu của mảng thép sẽ chiếm 95% tổng doanh thu.

Đặc biệt, ông Trần Đình Long Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Phát tiết lộ, Hòa Phát đang nghiên cứu làm tôn silic cho xe điện và đường ray cho tàu tốc độ cao. Hòa Phát đã tiến hành những bước đầu tiên và sẵn sàng đấu thấu tại dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam.

Kết quả kinh doanh quý I/2024 của Tập đoàn Hòa Phát

Theo tỷ phú giàu thứ ba Việt Nam, chiến lược đa ngành của Hòa Phát là không thay đổi, nhưng về ngắn hạn, sẽ dồn toàn lực cho ngành thép, đặc biệt các sản phẩm thép chất lượng cao.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày hội kết nối kinh doanh 2025 vừa là cơ hội để doanh nghiệp tìm hiểu về sản phẩm, năng lực lẫn nhau; vừa là nơi kết nối với cộng đồng doanh nhân trẻ, đối tác trong và ngoài nước.

Việt Nam đang là thị trường tiềm năng mà các doanh nghiệp châu Âu muốn được mở rộng đầu tư, tập trung vào các lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng chiến lược, các động lực tăng trưởng mới, các ngành nghề mới nổi,

Tọa đàm “Đối thoại Hà Nội 2025 Kỷ nguyên mới - Vận hội mới”, do Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội tổ chức chiều ngày 28/2, đã thu hút đông đảo các doanh nhân, nhà đầu tư của các tỉnh, thành cả nước.

Tình hình tài chính khó khăn khiến Nhựa Rạng Đông bị nhảy nhóm nợ xấu, kéo theo việc mất khả năng thanh toán và chậm công bố báo cáo tài chính.

Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam kiến nghị Chính phủ sớm trình Quốc hội sửa đổi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, giảm thuế suất hiện nay (20%) để hỗ trợ khu vực này phát triển bền vững.

Để duy trì hoạt động và đáp ứng kịp tiến độ xuất khẩu trước những tín hiệu tích cực từ các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản, nhiều đơn vị trong ngành dệt may đang đẩy mạnh tuyển dụng và bổ sung nhân lực.